An Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi cá tra xuất khẩu

Chưa có đánh giá về bài viết

Vừa qua, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại An Giang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá cao trước hiệu quả tích cực của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khảo sát mô hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, An Giang.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khảo sát mô hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, An Giang.

Với mục tiêu đến năm 2020 diện tích tham gia chuỗi “Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao cho vùng ĐBSCL tại An Giang” có 1.000 ha, đạt 50% diện tích ương giống cá tra khu vực ĐBSCL, chiếm 50% nhu cầu giống cá tra cho toàn vùng. Đặc biệt, Tổng Bí thư đánh giá cao việc áp dụng mô hình liên kết sản xuất 3 nhà, gồm Nhà nước, nhà nông và nhà doanh nghiệp trong chuỗi nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản ở Mỹ Phú một xã của huyện Châu Phú – An Giang, đây được xem là nơi có mô hình hay, cần thiết và yêu cầu các cơ quan chức năng hỗ trợ để phát huy hiệu quả hơn.

Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế hiệu quả

Để có những hiệu quả đạt được thì Sở Nông nghiệp An Giang đã và đang từng ngày đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất. Xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú An Giang là địa phương có sản lượng nuôi trồng thủy sản với sản lượng đạt trên 11.000 tấn/năm với 60 ha nuôi trồng.

An Giang đã thực hiện xây dựng sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao theo đề án mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành. Vùng sản xuất giống cá tra ở An Giang đã đáp ứng được những yêu cầu về quy hoạch sử dụng đất của địa phương, có diện tích 50 ha trở lên, thuận tiện về nguồn nước và đảm bảo về môi trường theo quy định. Có thể nói An Giang một tỉnh Nông nghiệp bền vững với những điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế. Nuôi cá tra xuất khẩu được được xem đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đó được xem là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế mà địa phương đã nỗ lực phấn đấu không ngừng thời gian qua.

An Giang một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan làm giảm diện tích đất canh tác, năng suất, vật nuôi gia tăng chi phí sản xuất và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhận thấy những khó khăn như vậy, ngành Nông nghiệp An Giang đã chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản. Tỉnh đã chú trọng phát triển các mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, kêu gọi đầu tư. Tổ chức sản xuất chuỗi liên kết, vận động các hộ nuôi cá thể thành lập các hợp tác xã hay chi hội thực hiện hợp đồng liên kết tiêu thụ với các doanh nghiệp, ổn định được đầu ra nguyên liệu, sản xuất theo kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp.

Với đề án liên kết sản xuất cá tra 3 cấp, tỉnh đã khuyến khích các hộ nuôi quy mô nhỏ không đủ điều kiện nuôi cá tra xuất khẩu chuyển sang sản xuất ương giống tham gia các chi hội ương giống của hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản. Cụ thể sản xuất cá tra 3 cấp là: Cấp I gồm Viện Nghiên cứu NTTS II cùng các viện nghiên cứu trong và ngoài nước cung cấp đàn cá tra bố mẹ tuyển chọn các tính trạng tốt như tăng trưởng nhanh, kháng bệnh, chất lượng thịt tốt; Cấp II là Trung tâm giống thủy sản An Giang và các trại giống liên kết sản xuất, cung cấp cá tra bột cho cùng ương; Cấp III là vùng ương giống sản xuất, cung cấp cá tra giống cho nuôi thương phẩm theo liên kết theo chuỗi sản xuất và tiêu thụ với sự tham gia của DN chế biến cá tra XK làm hạt nhân của chuỗi liên kết. Ngành Nông nghiệp làm cầu nối vào Đề án liên kết sản xuất cá tra 3 cấp, để liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa các hộ ương giống, các hộ nuôi thương phẩm và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Có thể nói chương trình sản xuất giống cá tra 3 cấp của An Giang đã nhận được phản hồi tích cực. Nông dân tham gia liên kết còn có những cái lợi khác như nhận cá bột để nuôi, sử dụng thức ăn mà không phải thanh toán tiền, được bao tiêu sản phầm.

Với những nổ lực trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế mô hình nuôi cá tra 3 cấp đã đạt được hiệu quả kinh tế, góp phần ổn định nền kinh tế.

Nông dân nuôi cá tra ở An Giang.

Tập trung thực hiện chính sách dài hạn, phát triển Nông nghiệp bền vững

Xác định Nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, trung tâm nông nghiệp của ĐBSCL nên An Giang cần thực hiện nhiều chính sách dài hạn, sự hỗ trợ quan tâm của Chính phủ và các bộ ngành liên quan, cộng đồng doanh nghiệp cụ thể trước mắt là phát huy bền vững, nâng cao hiệu quả Đề án xuất khẩu cá tra nhằm xây dựng ngành Nông nghiệp giàu mạnh. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa. An Giang còn thực hiện nhiều mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN hiệu quả, tạo mối liên kết giữa các nhà khoa học với nông dân cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn.

Để xây dựng nền nông nghiệp bền vững, An Giang đang từng ngày hoàn thiện, đẩy mạnh khuyến khích nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi. Khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế đất đai, lao động, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nhằm nâng cao sức cạnh tranh cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, tăng lợi nhuận cho nông dân, phát triển kinh tế – xa hội của tỉnh. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ quảng bá, xúc tiến mở rộng thị trường trong và ngoài nước, hình thành các chuỗi giá trị, quy hoạch lại vùng nguyên liệu.

Với những hiệu quả đạt được từ mô hình nuôi cá tra xuất khẩu đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp An Giang. Những giải pháp, mô hình và định vị sản phẩm và bộ giống nông sản, các giống chăn nuôi, thủy sản, xây dựng các quy trình kỹ thuật chuẩn tiến tới xây dựng và quảng bá sản phẩm đến những thị trường trong và ngoài nước. An Giang có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và có vị trí chiến lược quan trọng ở Đông bằng sông Cửu long, đang từng ngày phát triển đổi mới vươn lên.

Hồng Muội

GD&PL

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!