An Giang: Nuôi tôm càng xanh ứng dụng công nghệ cao

Chưa có đánh giá về bài viết

Mới đây, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã tổ chức Hội thảo sơ kết gói hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, thị trường tôm càng xanh giai đoạn 2015 – 2016; giới thiệu mô hình nuôi tôm càng xanh ứng dụng công nghệ cao và thích ứng biến đổi khí hậu tại xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn).

Trong 2 năm thực hiện nuôi tôm càng xanh, nhìn chung người nuôi tôm tại xã Phú Thuận còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu. Cuối năm 2015, diện tích nuôi tôm càng xanh ứng dụng công nghệ cao đạt 55 ha. Đến nay diện tích giảm xuống còn 35,7 ha. Tuy nhiên, nhờ tuyên truyền sâu rộng về nuôi tôm càng xanh công nghệ cao, đã có 70% hộ thả nuôi tôm toàn đực thay đổi thói quen nuôi, người nuôi đã biết ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại, nâng hiệu quả kinh tế; giúp tôm nuôi có màu sắc đẹp và tăng kích cỡ. Cùng đó, đã có 16,7 ha được chứng nhận VietGAP, đến cuối năm dự kiến sẽ có 38,7 ha nuôi được chứng nhận VietGAP.

Thực hiện nuôi tôm càng xanh công nghệ cao

Thực hiện nuôi tôm càng xanh công nghệ cao

Với việc thực hiện nuôi tôm công nghệ cao và ứng dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, tôm càng xanh An Giang mang thương hiệu VietGAP đã được doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn giá thị trường 20.000 – 30.000 đồng/kg. Với sức mua của thị trường, sản lượng tôm càng xanh An Giang mang thương hiệu VietGAP hiện nay chưa cung cấp đủ nhu cầu cho doanh nghiệp.

Tại Hội thảo, các hộ nuôi kiến nghị Nhà nước cần hỗ trợ hạ tầng cơ sở, kéo điện để dân sản xuất diện tích lớn và phát triển nghề nuôi. Doanh nghiệp cũng đặt vấn đề mua tôm xô, tăng diện tích VietGAP và cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm cho nông dân.

Mai Anh

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!