Biến rác thải thực phẩm thành thức ăn thủy sản giá trị

Chưa có đánh giá về bài viết

Một công ty ở Mỹ đã phát minh quy trình sản xuất protein từ rác thái thực phẩm, tạo nguồn cung nguyên liệu bền vững cho ngành thức ăn thủy sản.



1 triệu tấn protein

Tại Raleigh, North Carolina, Mỹ, Công ty Integrated BioChem (IBC) tuyên bố có thể sản xuất protein động vật một cách nhanh chóng từ nhiều loại rác thải hoặc phế phẩm thực phẩm.

Cơ sở sản xuất thí điểm của IBC được đặt ngay cạnh một nhà máy chế biến thực phẩm với khối lượng lớn và phù hợp các loại rác thải thực phẩm để sẵn sàng chuyển hóa thành protein động vật. Nhờ đó, Công ty IBC cũng đảm bảo cung cấp cho khách hàng một khối lượng sản phẩm chất lượng với giá rất ổn định. Ví dụ, bã củ cải đường, một sản phẩm phụ của ngành sản xuất đường ở Bắc Âu đang được IBC tận dụng để sản xuất gần 1 triệu tấn protein mỗi năm.

Hệ sinh thái hoàn chỉnh

Quy trình sản xuất protein của IBC đã được cấp bằng độc quyền sáng chế với tên gọi Managed Ecosystem Fermentation (MEF). Quy trình MEF đã góp hần công nghiệp hóa lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản từ rác thải thực phẩm đầu tiên trên thế giới. Tại đây, các chất cellulose sẽ được chuyển hóa bởi các loại vi khuẩn để biến thành một loại protein dễ tiêu hóa. Loại protein này chứa nhiều chất béo, gồm Omega 3, 6 và 9. Quy trình MEF độc nhất vô nhị trên thế giới vì tận dụng cả một hệ sinh thái vi khuẩn tới hơn 3.000 loài. Nhờ đó, quy trình MEF dễ dàng xử lý vô số loại nguyên liệu đầu vào trong một điều kiện nhiệt độ ổn định. 

Sử dụng các sản phẩm phụ methane để cung cấp nhiệt, nên những yêu cầu năng lượng cho quy trình MEF đã được giảm thiểu. Đây là một hệ sinh thái hoàn chỉnh, không dễ tổn thương trước các thể thực vi khuẩn như những quy trình sinh học khác. IBC khẳng định, quy trình MEF có thể xử lý gần 1 tấn cellulose/m3 phế phẩm lên men/ngày. Với hầu hết các nguồn pnhụ phế phẩm, chu kỳ sản xuất protein của quy trình MEF chỉ mất 8 tiếng đồng hồ. Quy trình này đã được chứng minh hiệu quả trong hàng loạt điều kiện sản xuất. Chi phí đầu tư thấp vì hệ thống hoạt động trên những bể nhựa và ống dẫn sẵn có. Quy trình tự động hóa cao và không tốn nhân lực lao động. Chi phí sản xuất không quá 600 USD/tấn protein.

Hàm lượng axit amin hoàn chỉnh

Protein được sản xuất dưới dạng bột mịn, có thể dễ dàng phối trộn trong các công thức thức ăn tại nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Độ ẩm của protein dưới  10%. Hàm lượng chất béo có thể đa dạng hóa để đáp ứng độ đậm đặc protein như mong muốn. Các chất béo đã được tách ra có thể được cung cấp cho các thức ăn hỗn hợp. Vì chúng được chiết xuất từ những thành phần lên men, protein của IBC tương tự protein cá sống, đó là có hàm lượng axit amin hoàn chỉnh. Đây là loại protein động vật có thể được sử dụng làm thức ăn cho cá hồi và nhiều loại cá nước mặn khác với hàm lượng calorie cao hơn cả bột cá. Để so sánh protein MEF với bột cá, hầu hết các chất béo đều được loại bỏ. Lượng chất béo trong các protein của IBC có thể được kiểm soát và điều chỉnh trước khi giao cho nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Dù protein được sử dụng là dạng tươi sống hay biến tính, khi chuẩn bị được giao hàng đều là dạng bột (bảng 1, 2).

Rác thải cũng sinh lời

Nhiều công ty chế biến thực phẩm sản xuất hàng trăm đến hàng nghìn tấn phụ phế phẩm mỗi ngày. Công nghệ MEF giúp ngành thực phẩm tìm ra giải pháp xử lý được lượng phế phẩm đó thành những món lời lớn. Về phương diện môi trường, điều này có nghĩa là các nguồn protein mới dùng làm thức ăn chăn nuôi sẽ dồi dào hơn mà không cần phải sử dụng thêm tài nguyên đất.

Công nghệ này cũng mang lại cho ngành NTTS một nguồn cung protein bền vững và chắc chắn với giá ổn định. Quy trình MEF được phát triển ở nhà máy thí điểm và hiện đang chuyển đổi sang sản xuất quy mô công nghiệp. Trong năm tới, hãng IBC sẽ bắt đầu cung cấp nguyên liệu thức ăn rộng rãi cho ngành NTTS. 

Mi Lan (Theo Allaboutfeed)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!