Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác ứng phó bão Tembin tại Kiên Giang

Chưa có đánh giá về bài viết

Kiểm tra cảng cá Tắc Cậu cho thấy nơi đây có thể 2.000 tàu vào neo tránh trú bão. Tỉnh Kiên Giang đang triển khai rất nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng.

Bộ trưởng kiểm tra tại cảng cá Tắc Cậu – Kiên Giang

Đến giờ này, cơ bản các tàu thuyền cơ bản đã được neo đậu tại các khu tránh trú để đảm bảo an toàn cho ngư dân của chúng ta. Bênh cạnh đó, công tác di dời dân sáng nay các lực lượng quận đội đã xuống tận cơ sở để kiểm tra. Kiên Giang kiên quyết không để những bất ngờ xảy ra, tôi hoan nghênh tinh thần này.

Hiện nay, lưu ý tỉnh Kiên Giang có đảo Phú Quốc, hoạt động kinh tế sôi động các tàu thuyền vào Phú Quốc đang quá tải. Hiện nay, các đồng chí lãnh đạo địa phương đang chỉ đạo dồn các tàu thuyền ở sườn đông của đảng sang sườn tây không quá tải.

Lúa mùa chưa gặt Kiên Giang là tỉnh có diện tích nhiều nhất, 20 ngàn/45 ngàn ha. Việc này phải tổng huy động lực lượng, máy móc để thu hoạch nhanh.  

Bạc Liêu thương lái đã ép giá thu mua tôm

Để tránh bị thương lái ép giá, người dân bán tháo chạy bão, UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo ngành Công thương liên hệ với Cty, doanh nghiệp thu mua, dự trữ hàng hóa nông sản cho người dân, nhất là thu mua phải đảm bảo giá cả họp lý, hoặc dự trữ hàng giúp dân trong thời điểm diễn ra bão.

Ông Phan Văn Sáu, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bạc Liêu cho biết, qua liên hệ, tính đến ngày 25/12, đã có 3 công ty, doanh nghiệp cam kết mua, dự trữ hàng cho nông dân, gồm: Doanh nghiệp Âu Vững ( Đông Hải), doanh nghiệp Trang Khanh, (thành phố Bạc Liêu) và doanh nghiệp Việt Cường (thành phố Bạc Liêu) cam kết cho người dân mượn kho lạnh tạm trữ tôm nếu có nhu cầu.

Còn đối người trồng lúa, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương cùng nông dân thu hoạch, phơi sấy, dự trữ lại những nơi đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không để thương lái, tiểu thương lợi dụng mưa bão ép giá nông dân.

Dọn dẹp cây ứng phó bão ở Bạc Liêu

Theo báo cáo, trên đồng ruộng tỉnh Bạc Liêu đang canh tác hơn 150.000 ha nuôi trồng thủy sản, lúa, hoa màu. Trong đó, hơn 76.000 ha tôm đang nuôi hoặc sắp cho thu hoạch, nhất là diện tích nuôi tôm công nghiệp, siêu thâm canh với sản lượng lớn cần thu hoạch trước bão hoặc gia cố, tháo dỡ nhà kính để giảm thiệt hại. Riêng diện tích trồng lúa, lo lắng nhất là các trà lúa đang làm đồng, trổ bông, khả năng thiệt hại rất nặng, trong khi chưa có giải pháp nào hữu hiệu để ứng phó.

Qua ghi nhận, trong 2 ngày qua số hộ dân, diện tích thu hoạch tôm tăng mạnh, phần lớn là người dân thu hoạch tôm chạy bão. Có hộ do không nắm được chủ trương của tỉnh đã bị thương lái ép giá, mỗi tấn tôm người dân mất hàng chục triệu đồng, Cụ thể, tại huyện Hòa Bình, hiện giá tôm sú loại 25 con trở xuống có giá từ 200.000- 250.000 đồng/kg, nhưng thương lái ep giá mua với giá 200.000 đồng/kg. Do nhiều hộ dân quá lo sợ, nên bán tháo chạy bão,  vô tình “tiếp tay” trục lợi cho thương lái.

Nhằm hạn chế xảy ra tình trạng trên, ngành chức năng tỉnh Liêu đang tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sẽ xử lý nghiêm cá nhân, tập thể lợi dụng mưa bão ép giá, trục lợi bất chính hàng hóa nông, thủy sản người dân.  

Cần Thơ đã có mưa và gió mạnh


Gió mưa đã ảnh hưởng trực tiếp tại Cần Thơ

Từ 8 giờ sáng nay Cần Thơ đã có mưa và gió mạnh dần. Trời hiện nay đang tối sầm lại. Học sinh nhiều trường đã nghỉ học từ sáng, các trường đóng cửa dán thông báo. Nhiều người dân ngay quận Ninh Kiều đang rất lo lắng và chuẩn bị tất cả để ứng phó với bão.

Đào Chánh - Trọng Linh - Ngọc Thắng

Báo Nông Nghiệp

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!