Cá nuôi lồng bè phát triển tốt ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Chưa có đánh giá về bài viết

Đó là kết quả của dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá tầm, cá lăng, cá diêu hồng trong lồng bè đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc” giai đoạn 2017 – 2019 do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kết hợp với Trung tâm Khuyến nông của các địa phương thực hiện.

Sau 3 năm triển khai, dự án đã đạt được một số kết quả: Xây dựng được 21 mô hình tại 8 tỉnh miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Cao Bằng), trong đó có 8 mô hình nuôi cá tầm, 8 mô hình nuôi cá diêu hồng và 5 mô hình nuôi cá lăng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các đối tượng nuôi khác. Lợi nhuận thu được bình quân trên 600.000 đồng/m3, giúp tăng thu nhập cho người dân quanh khu vực lòng hồ; Tổ chức được 21 lớp tập huấn cho các học viên tham gia mô hình và các hộ xung quanh với số lượng 630 học viên, đào tạo ngoài mô hình cho 648 học viên, các học viên sau tập huấn nắm được những bước chuẩn bị lồng bè, kỹ thuật nuôi cá đảm bảo an toàn thực phẩm.

Nuôi cá lồng bè tại Điện Biên đạt hiệu quả cao – Ảnh: ST

Về mô hình nuôi cá tầm, quy mô 200 m3/điểm, cá sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại các hồ chứa lớn, trọng lượng bình quân sau 12 tháng nuôi đạt 1,8 – 2 kg/con, tỷ lệ sống đạt trên 80%. Riêng tại Tuyên Quang, cá tầm đạt trên 2 kg/con, năng suất trên 21 kg/m3;

Về mô hình nuôi cá diêu hồng, sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng bình quân 600 – 700 g/con, tỷ lệ sống khoảng 80%, năng suất trên 44 kg/m3;

Về mô hình nuôi cá lăng, quy mô 200 m3/điểm, sau 10 tháng nuôi cá đạt trọng lượng bình quân 1,5 – 1,8 kg/con, tỷ lệ sống trên 80%, năng suất đến thời điểm nghiệm thu đạt trên 12 kg/m3.

Thùy Dương

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!