Cá sặc rằn – Niềm tự hào của người dân Đồng Tháp

Chưa có đánh giá về bài viết

Hiện nay, tại tỉnh Đồng Tháp, cá sặc rằn đang được nuôi phổ biến nhất. Cá sặc rằn (Trichopodus pectoralis) là loài bản địa có giá trị kinh tế. Cá có thể nuôi mật độ cao ở cả nước ngọt, lợ với chi phí thấp, là một trong những đối lượng nuôi mang lại lợi nhuận cao đối với người dân vùng ĐBSCL nói chung và Đồng Tháp nói riêng.

Với ưu điểm như dễ nuôi, phổ thức ăn rộng, sức sinh sản lớn, và sinh sản tự nhiên trong ao nên cá sặc rằn có thể nuôi được các loại hình như thâm canh, bán thâm canh và quảng canh. Khi giá trị của cây lúa mang lại lợi nhuận không cao thì nuôi cá sặc rằn là một trong những hướng đi mới nhằm chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, phá thế độc canh cây lúa, tạo ra sản phẩm có giá trị giúp người dân từng bước vươn lên làm giàu.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều bà con nơi đây vẫn canh tác theo kiểu tự phát và chưa tuân thủ theo các quy trình kỹ thuật như: cải tạo ao, mật độ thả nuôi, lượng thức ăn sử dụng, dùng loại thuốc nào cho hiệu quả… Vì thế, hiệu quả kinh tế từ mô hình vẫn chưa đạt tối đa.

Để giúp bà con tháo gỡ những khó khăn trên, Công ty Diên Khánh đã tổ chức chương trình tư vấn nhằm giúp người dân nắm rõ hơn về kỹ thuật nuôi cá sặc rằn. Trong chương trình này, người nuôi sẽ được biết thêm kỹ thuật nuôi mới để dễ dàng trong việc chăm sóc và quản lý ao nuôi. Ngoài ra, còn được hướng dẫn cách sử dụng các loại thuốc của Công ty Diên Khánh và được giải đáp những thắc mắc trong quá trình nuôi.

Theo Kỹ sư Lang, để quy trình nuôi cá sặc rằn thương phẩm đạt được hiệu quả cao nhất thì cần thực hiện theo các bước sau:

Chuẩn bị ao

Đây là công việc rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Ngoài việc chọn địa điểm, công tác cải tạo ao và diệt trừ các loại địch hại gây bất lợi cho cá nuôi được đặt lên hàng đầu.

Chọn ao nuôi và chuẩn bị ao nuôi:

– Ao nuôi phải gần kênh rạch và có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt để chủ động cho việc cấp thoát nước và quản lý chăm sóc. Không trồng cây lớn quanh bờ ao vì cây lớn sẽ che bớt ánh sáng mặt trời và dễ gây ô nhiễm.

– Ao nuôi phải cách xa khu vực có nguồn nước thải công nông nghiệp, khu vực dân cư, bến phà, bến đò, chợ ít nhất 300 m.

– Phải có hệ thống giao thông thuận lợi, đủ cơ sở vật chất và nhân lực để đảm bảo việc chăm sóc và bảo quản mô hình nuôi.

– Hệ thống bờ bao phải được đầm nén, đảm bảo đủ cao hơn đỉnh lũ cao nhất là 0,5 m, giữ được nước trong mùa khô, mực nước sâu ít nhất là 1,5 m.

– Ao nuôi có diện tích 3.000 – 5.000 m2 và độ sâu 1,8 – 2,5 m là tốt nhất. Ao có hình chữ nhật, bố trí hệ thống cấp thoát thuận tiện, đáy ao bằng phẳng và có độ dốc về phía cống thoát nước. Lưu ý, nên thiết kế ao có bờ lưu không rộng 1,5 – 2 m tạo môi trường sinh thái tự nhiên cho cây cỏ thủy sinh phát triển, làm nguồn thức ăn sẵn có trong ao nuôi. 

Cải tạo ao:

Trước khi tiến hành thả cá:

– Dọn cỏ quanh bờ, dưới ao và chặt bớt các nhánh cây che khuất mặt nước ao.

– Tát cạn, vét bớt bùn đáy ao, bắt hết cá tạp, cá dữ; đắp lại những chỗ sạt lở, lấp kín các hang hốc, tu sửa cống bọng và dùng lưới rây đăng chắn bờ ao. Bùn đáy ao sau khi vét chừa lại khoảng 15 – 20 cm làm nền cho một số vi khuẩn có lợi phát triển lấn át vi khuẩn gây bệnh cho cá nuôi.

– Ao nuôi cá phải được cải tạo đúng theo quy trình kỹ thuật trước khi thả giống: Sử dụng Climax 10 kg/3.000 m2 và Desmectite 10 kg/3.000 m2 rải khắp đáy ao để điều chỉnh pH của môi trường và diệt mầm bệnh. 

– Phơi đáy ao 3 – 5 ngày. Nếu đất trong khu vực ao nuôi bị nhiễm phèn, đáy ao chỉ nên phơi se lại.

Cấp nước:

Nguồn nước cấp vào ao trong quá trình nuôi không bị ô nhiễm bởi các loại chất thải công – nông nghiệp, không chứa nhiều chất hữu cơ do sự phân hủy các loại phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ và các loại chất thải sinh hoạt.

Nguồn nước cấp vào ao nuôi phải thông qua lưới lọc để ngăn không cho cá tạp và cá dữ theo vào ao gây hại và cạnh tranh thức ăn với cá nuôi.

Khi mức nước trong ao đạt ít nhất 0,8 – 1,2 m thì tiến hành diệt khuẩn bằng K.C.Conc 80 với liều lượng 1 lít/1.600 m3 hoặc Extradine 9.000 với liều lượng 1 lít/ha tạt xuống ao để diệt các loại tảo gây hại, diệt các vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây bệnh trên cá.

Sau khi xử lý nguồn nước 4 – 5 ngày, tiến hành tạt Benthos – V8 10 kg/3.000 m3 hoặc Supercharge 1 kg/3.000 m3 với mục đích tạo ôxy, tạo tảo màu xanh đọt chuối, tạo thức ăn tự nhiên cho cá, đồng thời lắng tụ các chất lơ lửng trong nước.

Sau khi tạo màu nước 2 – 3 ngày, tiến hành thả cá, trước khi thả cá nên kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, NH3, độ trong, màu nước, ôxy…

Các thông số thủy lý hóa của một ao nuôi thủy sản lý tưởng:

 

 

Quản lý và chăm sóc

Quản lý nguồn thức ăn:

Cá sặc rằn ăn thực vật phiêu sinh và mùn bã hữu cơ. Ở thời kỳ trưởng thành, cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá phù hợp với loài ăn tạp. Cá sặc rằn có khả năng sử dụng thức ăn viên công nghiệp (TĂCN) dạng nổi có hàm lượng đạm 30 – 35%: cá tăng trưởng tốt với kích cỡ viên thức ăn 1,5 – 2,5 mm. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của cá, hộ nuôi chọn kích cỡ và  hàm lượng đạm của TĂCN sao cho phù hợp. Theo nguyên lý quản lý tốt nguồn thức ăn, hộ nuôi nên áp dụng nguyên tắc 4 đúng (đúng giờ, đúng vị trí, đúng chất, đúng lượng). TĂCN nên chứa trong bao có soi lỗ đặt tại nơi cố định để cá có thể ăn cả ngày. 

Khẩu phần của cá (TĂCN) trong suốt quá trình nuôi dao động 2 – 12% trọng lượng đàn cá. Khẩu phần ăn của cá giảm dần khi trọng lượng cá tăng.

 Định kỳ bổ sung O2 – SH , GOLD – V8, BETTER – V8, Cream – V8, PETIVIT, K.C.C/KASET – C… 2 lần/tuần (theo liều lượng hướng dẫn ghi trên bao bì) nhằm nâng cao khả năng kháng bệnh của cá, tăng cường chức năng gan, giúp cá tiêu hóa tốt thức ăn, đồng thời hạn chế các loại bệnh đường ruột thường xảy ra, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và sự phát triển của đàn cá nuôi.

 Thường xuyên theo dõi màu nước ao, hoạt động bắt mồi và bơi lội của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý, hạn chế thức ăn thừa gây ô nhiễm ao nuôi.

Chăm sóc và quản lý hệ thống nuôi:        

Trong quá trình nuôi, việc quản lý nguồn chất thải trong ao nuôi đóng một vai trò rất quan trọng nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của hệ thống nuôi. Chất thải trong ao bao gồm sản phẩm bài tiết của cá, xác các loại động thực vật thủy sinh, thức ăn thừa… Tất cả những loại chất thải này lắng xuống đáy ao và chúng sẽ được phân hủy, đồng thời sản sinh ra nhiều loại khí độc (NH3 , H2S, NO2…) ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cá nuôi. Những loại khí độc này thường xuất hiện từ tháng thứ 3 trở đi, chúng sẽ tăng dần theo lượng chất thải, đồng thời lượng chất thải tỷ lệ thuận với lượng vi khuẩn và ký sinh trùng trong ao. Vì thế, khi cá được 3 tháng tuổi nên xử lý định kỳ bằng New Prawbac 9999 1 kg/5.000 m3 hay Hybactzyme 0,5 kg/5. 000 m3 hoặc O2-SS 1 kg/ha.

Thường xuyên theo dõi màu nước ao để kịp thời có kế hoạch thay nước một cách hợp lý. Khi phát hiện ao có màu nước xanh đậm bất thường, nên giảm lượng thức ăn hoặc tạm ngưng cho ăn trong thời gian nhất định kết hợp với việc thay nước và ổn định lại môi trường bằng việc sử dụng Hybactzyme 0,5 kg/5.000 m3 hoặc O2 – SS 1 kg/ha nhằm phân hủy chất hữu cơ và hấp thu các khí độc trong môi trường nuôi. Công việc này nhằm cải thiện chất lượng nước giúp cho cá phát triển và tăng trưởng tốt trong quá trình nuôi.

Định kỳ khoảng 7 – 10 ngày thay nước một lần, mỗi lần thay khoảng 30 – 40% lượng nước trong ao phối hợp với việc sử dụng một hóa chất diệt khuẩn K.C.Conc 80 với liều lượng 0,5 lít/1.600 m3 hoặc Extradine 9.000 với liều lượng 0,5 lít/ha tạt xuống ao để diệt một số mầm bệnh và làm sạch môi trường. Sau 24 giờ, tiến hành tạt Supercharge 1 kg/3.000 m3 hoặc O2-SW 1 kg/ha để ổn định lại môi trường.

Vào đầu mùa mưa hoặc những ngày mưa bão liên tục sử dụng Climax 10 kg/3.000 m2 và Desmectite 10 kg/3.000 m2 rải đều khắp bờ ao nhằm ổn định pH nước trong ao.       

Thường xuyên kiểm tra hệ thống ao nuôi như kiểm tra cống thoát nước, lưới rào quanh bờ… đặc biệt là vào những tháng mưa gió và bão lũ kết hợp với việc vệ sinh bờ ao và phát quang cây cỏ quanh bờ.

 

Quản lý dịch bệnh và thuốc – hóa chất:

Thường xuyên theo dõi các hoạt động của cá, nếu phát hiện bất thường nên kiểm tra các yếu tố môi trường để kịp thời xử lý và ổn định môi trường nuôi. Nếu phát hiện cá bệnh nên đem mẫu cá đến phòng kiểm nghiệm và có hướng điều trị cụ thể.

Người nuôi chỉ sử dụng thuốc và hóa chất được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Không được sử dụng các loại thuốc, hóa chất… trong danh mục thuốc và hóa chất cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng.

Định kỳ sau mỗi tháng nuôi, cần kiểm tra tốc độ tăng trưởng, số lượng đàn cá nuôi để biết được mức độ tăng trưởng cũng như năng suất, sản lượng cá nuôi trong mô hình.

Thu hoạch:

Sau khoảng 7 – 10 tháng, cá nuôi đạt trọng lượng trung bình 6 – 10 con/kg thì tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch nên giảm lượng thức ăn hoặc ngừng hẳn vào ngày trước khi thu hoạch toàn bộ.

Đặng Thị Ngọc Đan

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!