Các nhà bán lẻ châu Âu đang cố gắng chuẩn hóa mặt hàng cá tra nhập khẩu

Chưa có đánh giá về bài viết

Một chuỗi siêu thị lớn của châu Âu than phiền rằng sản phẩm cá tra fillet của một nhà cung cấp có “hàm lượng muối cao”. Vị mặn do sử dụng quá nhiều sodium tripolyphosphate (STPP), hoặc một hợp chất tương tự trước khi mạ băng. Mặc dù được sử dụng để giảm thất thoát khối lượng khi rã đông, song STPP cũng có thể được sử dụng để giữ nước, do vậy thường khiến trọng lượng sản phẩm thủy sản đông lạnh tăng lên.

 

Ảnh minh họa

Trong khi việc sử dụng STPP ở châu Âu bị coi là bất hợp pháp thì tại một số nước chất này vẫn được quy định nghiêm ngặt về hàm lượng sử dụng trong quá trình chế biến, và nguy hiểm hơn, trong một số trường hợp, chất này vẫn xuất hiện tại thời điểm bán cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, các chất phụ gia không chứa phosphate ngày càng được các doanh nghiệp chế biến sử dụng để giữ ẩm. Việc xác định các chất phụ gia này khó khăn hơn STPP và những doanh nghiệp chế biến sẽ được lợi nhiều hơn khi gian lận bằng cách ghi trên bao bì sử dụng các acid citric không gây hại trong chế biến sản phẩm.

Ngâm hoặc trộn các dung dịch phosphate hoặc không chứa phosphate khác nhau không phải là phương pháp duy nhất được sử dụng để thêm nước vào cá da trơn. Các sản phẩm phi-lê sau khi mạ băng sẽ được phủ một lớp nước đá hoặc băng. Với việc sử dụng STPP hoặc dung dịch không chứa phosphate, việc thêm một lớp băng mạ được coi là hình thức khác của lừa đảo.

Việc tăng hàm lượng nước trong sản phẩm nếu không bị người mua phát hiện sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho người bán. Đó chính là những gì các doanh nghiệp chế biến vô lương tâm đang muốn đạt được nhất là khi giá nguyên liệu thủy sản tăng vọt do thiếu nguồn cung trầm trọng.

Bên cạnh đó, chi phí sản xuất như giá thức ăn, giống, lãi suất vay ngân hàng đều tăng cao. Theo điều tra sơ bộ, có tới 70% người nuôi thủy sản phải ngừng nuôi cá tra trong hai năm qua. Điều này đã gây áp lực lớn lên nguồn cung nguyên liệu thô. Phi-lê cá tra trắng hoặc hồng nhạt thượng hạng mạ băng 10% có giá lên tới 4 USD (CIF) – mức giá cao kỷ lục từ trước đến nay. Do vậy các doanh nghiệp chế biến tận dụng mọi nguồn nguyên liệu họ có, ngay cả khi chất lượng không chắc chắn được đảm bảo. Mức giá cao trở thành món lời lớn, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra. Nhưng việc sử dụng quá mức các chất phụ gia như STPP, các dung dịch không chứa phosphate, mạ băng… đã gây bất bình cho các nhà nhập khẩu châu Âu, thị trường tiêu thụ đáng kể mặt hàng cá thịt trắng này.

Tuy nhiên, lý do chính lý giải cho việc thêm nước vào phi-lê cá tra và hạ giá thành sản phẩm xuất phát từ việc các chuỗi siêu thị ký kết hợp đồng cho người ra giá thấp nhất. Áp lực khiến doanh nghiệp chế biến “làm liều” như vậy. Có lẽ các chuỗi siêu thị nên quan tâm đến tính bền vững và an toàn của sản phẩm. Điều này sẽ mang lại lợi ích lớn cho người tiêu dùng, những người không mong muốn trả tiền mua nước thay vì mua cá hay phải sử dụng cá quá mặn.

Hương Trà (theo seafoodsource)

http://www.fistenet.gov.vn

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!