T2, 06/07/2020 01:38

Cùng Sando sẵn sàng cho tôm nuôi mùa nắng nóng

Chưa có đánh giá về bài viết

Với mong muốn đồng hành cùng sự phát triển của ngành tôm Việt, Công ty TNHH Sando luôn sát cánh và chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp hiệu quả nhất cho bà con trong việc nuôi tôm, gia tăng hiệu quả kinh tế đặc biệt là trong những thời điểm vụ nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.



“Đánh cược” với thời tiết

Nắng nóng đỉnh điểm thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7, các hộ nuôi thường “phơi hồ” vào thời điểm này, bởi tôm dễ nhiễm dịch bệnh, gây thua lỗ. Với những hộ vẫn thả nuôi vụ hè, có thể nói xác suất “đánh cược” gần như là “1 thắng – 9 thua”. Mùa nắng nóng, môi trường ao nuôi luôn biến động, đây là điều kiện thuận lợi để tảo trong ao sẽ phát triển mạnh, đặc biệt là tảo lam (cyanophyta), tảo giáp (dinophyta). Ngoài vấn đề tiết ra độc tố cyanotoxin gây hại cho tôm thì khi tảo phát triển đến một giai đoạn nhất định (7 – 10 ngày) sẽ xảy ra hiện tượng tảo tàn, gây thiếu ôxy trong nước, biến động pH và tích tụ khí độc (thối nước) gây chết tôm hàng loạt. Bên cạnh đó, những cơn mưa trái mùa cũng xuất hiện, đây là yếu tố rất bất lợi cho môi trường ao nuôi. Bởi khi đó lượng mưa cuốn trôi mùn bã, phèn trên bờ xuống ao nuôi làm cho ao nuôi xuất hiện sự phân tầng nước, pH sẽ giảm thấp, tảo tàn…

2019 vẫn là năm được dự báo ít mưa, khô hạn, dễ xảy ra hiện tượng nắng nóng kéo dài, hình thái thời tiết này không có lợi cho nuôi thủy sản. Trong điều kiện bất lợi như vậy, tôm nuôi sẽ rất nhạy cảm và dễ mắc một số bệnh nguy hiểm liên quan đến gan, ruột đặc biệt là bệnh phân trắng và hội chứng hoại tử gan tụy cấp.

Đi tìm giải pháp tối ưu


Thực hành nuôi tốt được xem là một biện pháp hữu hiệu giúp tôm khỏe mạnh trong suốt mùa nóng. Yếu tố cốt lõi là người nuôi tôm cần hiểu rõ những tác động do ảnh hưởng của thời tiết, từ đó nắm được những giải pháp phòng tránh thích hợp. Đây là điều tối thiếu phải làm cho bất kỳ mùa vụ nào.

Khuyến cáo từ chuyên gia của Công ty TNHH Sando, ở thời tiết nắng nóng và nhiệt độ cao như hiện nay, chỉ nên thả nuôi mật độ vừa phải, duy trì và kiểm soát tảo tốt, ao nuôi tôm chỉ chiếm 40% diện tích vùng nuôi, ổn định lượng ôxy, tuyệt đối không dùng kháng sinh phòng bệnh, chỉ dùng chế phẩm sinh học, tỷ lệ thành công đạt 90%. Cách tốt nhất để cho ăn vào mùa nóng nên giảm lượng thức ăn cữ trưa, thậm chí cắt. Trộn ăn hoặc tạt khoáng: CALCIPHORUS 5 ml/kg thức ăn (1 lít/1.000 – 2.000 m3) hoặc SANRAMIX liều 1 – 2 kg/1.000 m3 nước, 1 – 2 ngày/lần. Người nuôi nên chủ động bổ sung dinh dưỡng đặc biệt cho tôm như: tạt hoặc trộn SAN ANTI SHOCK liều 5 g/kg thức ăn (1 kg/2.000 – 3.000 m3). Để phòng ngừa các bệnh đường ruột, có thể bổ sung cho ăn vi sinh đường ruột BACDOCI/ BIOTICBEST 5 g/kg thức ăn, cho ăn 1 lần/ngày. Cứ 7 ngày cho ăn 3 ngày: PROMIC, ăn cử mạnh, ngày 1 lần.

Đối với ao, hồ nuôi tôm, cần nâng mực nước lên cao trên 1,3 m, có ao lắng để bổ sung, thay nước kịp thời. Tăng cường quạt, sục khí đều nước liên tục (ngày/đêm). Định kỳ 5 – 7 ngày dùng vi sinh làm sạch nước và đáy ao: SANMELI 227 g/3.000 – 4.000 m3 nước hoặc bằng VS – STAR để phân hủy hàm lượng chất hữu cơ, ổn định tảo và màu nước. Diệt khuẩn định kỳ đối với tôm nhỏ, sủ dụng: Wunmid hay SANDIN 267, định kỳ 5 – 7 ngày/lần; với tôm trên 1 tháng: dùng Guarsa hay Bioxide 150, định kỳ 5 – 7 ngày/lần. Khi tảo phát triển mạnh, tùy theo loại tảo mà có cách xử lý. Xử lý tảo đỏ: ứng dụng vi sinh PONDOZY B hoặc hóa chất như: BKC 8000, Guarsa. Xử lý tảo xanh: có thể dùng vi sinh SANMELI hoặc hóa chất như: Guarsa, OSCILL ALGA. Xử lý tảo lam, tảo hạt: dùng vi sinh SANMELI hoặc hóa chất ALGA RV. Xử lý tảo sợi dử dụng ALGA RV.

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH Sando

ĐC: Số 61A đường 8, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

ĐT: 028 3722 4510

Email: sandoaqua2004@gmail.com

Website: www.sando.com.vn

Thủy Triều

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!