Doanh nghiệp hải sản cần phương án tài chính tốt

Chưa có đánh giá về bài viết

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), dịch bệnh do COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp hải sản, nhiều doanh nghiệp chỉ còn hoạt động cầm chừng.

Hai tháng đầu năm, xuất khẩu hải sản giảm 7% so với cùng kỳ năm trước, giảm mạnh nhất là mực, bạch tuộc, cá ngừ; nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nguyên liệu cho chế biến. Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, các đơn hàng xuất khẩu bị giảm đáng kể hoặc bị hủy, nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng để giữ chân lao động.

Ảnh minh họa

Tại các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, nhu cầu hải sản đã giảm, chỉ có tại châu Âu phân khúc đồ hộp có xu hướng tăng. Do đó, một số doanh nghiệp đã chuyển hướng sang sản xuất đồ hộp để đón đầu nhu cầu và chờ ưu đãi từ EVFTA.

Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp hải sản, nếu dịch bệnh kéo dài tới tháng 5 – 6/2020 họ sẽ có những khó khăn về vốn vì liên quan đến dự trữ hàng và thiếu nguyên liệu cho sản xuất, xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất quy mô thấp, nếu cầm cự được phải có phương án tài chính tốt hơn, vì vậy cần sự hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt về vốn. Cụ thể, giãn thời gian nợ, giảm lãi suất, hỗ trợ dự trữ nguyên liệu, giảm tải thủ tục hành chính trong nhập khẩu nguyên liệu cho chế biến…

Phạm Vũ

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!