Doanh nghiệp nông thủy sản với thách thức xuất khẩu

Chưa có đánh giá về bài viết

Ngày 7/3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) tổ chức hội thảo “Doanh nghiệp nông thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dưới tác động của biến động kinh tế thế giới 2017”. Với sự tham dự của nhiều doanh nghiệp cũng như các chuyên gia kinh tế.

Tình hình nhập khẩu tôm nguyên liệu gia tăng

Tình hình nhập khẩu tôm nguyên liệu gia tăng

TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ cho biết, trước năm 2014, Trung Quốc nhập khẩu cá tra Việt Nam chiếm khoảng 3 – 5%/tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thì đến năm 2015 đã tăng lên 10% và là 18% trong năm 2016. Cùng đó, với tín hiệu những tháng đầu năm 2017 cho thấy, năm nay, Trung Quốc sẽ thành khách hàng lớn nhất của Việt Nam đối với mặt hàng này. Với con tôm, tình hình nhập khẩu tôm nguyên liệu cũng gia tăng, theo đó, các cơ quan của Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiến hành một cuộc điều tra để xác định có hay không gian lận thương mại trong xuất khẩu tôm từ Việt Nam vào thị trường này. Dù chưa có kết luận cuối cùng nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phần nào lo lắng. Bởi, nếu có sự gian lận thương mại thì EU sẽ áp thuế cao hơn và điều này ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và ác hoạt động khác có liên quan.

Theo các chuyên gia kinh tế, lợi thế của ĐBSCL là nông sản, doanh nghiệp cần đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, khuyến khích tích tụ ruộng đất, hướng đến nền sản xuất lớn, chất lượng. Cùng đó, doanh nghiệp vùng ĐBSCL phải có ít nhất 2 chiến lược tiếp cận thị trường. Trước hết cần tính đến việc đẩy mạnh vào thị trường Mỹ nữa hay không; Thứ hai là chiến lược tiếp cận nhiều thị trường mục tiêu để giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Bảo Bình

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!