T2, 06/07/2020 10:51

EMS không là thảm họa

Chưa có đánh giá về bài viết

EMS – Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) hay còn gọi là Hội chứng tôm chết sớm – Tôm mắc bệnh, hệ tiêu hóa bị phá hủy và gây chết hàng loạt, thường mắc sau 20 – 45 ngày thả nuôi. EMS lần đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc vào năm 2009, bùng phát ở Việt Nam năm 2010, gây hại không nhỏ cho người nuôi tôm. Nhiều quốc gia khác như Malaysia, Thái Lan, Mexico cũng lao đao.

EMS tác động đến tôm sú, đặc biệt nguy hại với TTCT, dấu hiệu đầu tiên tôm mắc bệnh là tăng trưởng chậm, bơi hình xoắn ốc, vỏ xốp và màu xanh xám, gan tụy bị teo tóp, sưng phồng bất thường hoặc bị đổi màu.

Khi bệnh đã phát, chữa trị sẽ rất khó, ngăn EMS bằng phòng bệnh là chính: Không thả nuôi tôm nhỏ hơn Pl12, mật độ vừa phải, quản lý môi trường ao nuôi bằng chế phẩm sinh học, tránh dư thừa thức ăn. Tôm ở giai đoạn chớm nhiễm bệnh cần bổ sung vào thức ăn các loại vitamin để tăng sức đề kháng, đồng thời trộn các loại thuốc giải độc gan vào thức ăn cho tôm. Hiện đã có bộ testkit xét nghiệm ngay bệnh này với giá chỉ từ 200.000 – 300.000 đồng/lượt để người nuôi sớm phát hiện Hội chứng EMS trên tôm, tránh được thiệt hại nặng cho hộ nuôi và cộng đồng.

Mẫu ruột và gan tôm được phân tích khuẩn

Mẫu nước ao được phân tích khuẩn tại đại lý có kiểm khuẩn

Thường xuyên theo dõi sức khỏe tôm 

Tôm có nguy cơ bệnh do Vibrio sp tấn công 

Kết quả được trả sau 20 – 24 giờ. Ao tôm bị EMS có vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tím phát triển mạnh 

Tôm nuôi bị phân trắng có vi khuẩn Vibrio sp khuẩn lạc xanh phát triển mạnh

Máy Cày

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!