T2, 06/07/2020 10:09

“Góc tối” của ngành thủy sản Thái Lan – Kỳ II: Bóc lột lao động trong nhà máy chế biến

Chưa có đánh giá về bài viết

Ngành công nghiệp thủy sản trị giá hàng tỷ USD của Thái Lan vừa bị phanh phui những “góc tối” khủng khiếp, khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Kỳ I: Nô lệ trên tàu cá

Đi ngược nhân quyền

Thái Lan là nhà xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới không chỉ dựa vào sự phong phú của nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà còn bởi vì thực phẩm sản xuất ở đây có giá rẻ hơn so với các nước khác. Nhu cầu cao đối với tôm giá rẻ đã khiến ngành chế biến thủy sản của “xứ chùa Vàng”, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến tôm Thái đang có những hành động đi ngược lại với nhân quyền, lạm dụng lao động trẻ em nhập cư và bóc lột sức lao động của công nhân trong các nhà máy chế biến.

Ảnh: Pulitzercenter.org

O Ngwe Htay – một công nhân làm việc trong nhà máy chế biến tôm cho biết: “Chúng tôi đã phải trả tiền cho tất cả mọi thứ mình ăn và thậm chí là cả nhà ở. Chúng tôi đã không kiếm được một mức lương hàng ngày, mà chỉ thu được dựa trên bao nhiêu kg lột vỏ tôm. Nếu kiếm được 30 kg thì chúng tôi chỉ được trả tiền cho 20 kg mà thôi”.

 

Nhiều lao động bất hợp pháp

Ước tính có khoảng 400.000 lao động di cư làm việc tại tỉnh Samut Sakhon – trung tâm của ngành công nghiệp chế biến Thái Lan, phía Nam thủ đô Bangkok, trong đó chỉ có khoảng 70.000 lao động được đăng ký hợp pháp, số còn lại được sử dụng bất hợp pháp trong các nhà kho khi có những đơn đặt hàng lớn từ nước ngoài. Trong thời điểm chuỗi cung ứng ở mức thấp, các nhà máy chế biến sẽ sử dụng nguồn lao động di cư chủ yếu từ Myanmar trong điều kiện bóc lột sức lao động, giống như chế độ nô lệ.

Sompong Sakaew, một nhà hoạt động lao động có trụ sở tại thành phố Mahachai, tỉnh Samut Sakon cho biết: “Các chủ sở hữu nhà máy nhỏ biết rằng, hầu hết các công nhân của họ không có giấy tờ, vì thế họ kiểm soát lực lượng lao động này bằng cách nhốt công nhân không cho ra ngoài cho đến khi công việc hoàn thành. Bên cạnh đó, họ còn sử dụng thanh thiếu niên từ 12 – 17 tuổi trong lực lượng lao động”.

>> Theo Mạng lưới nhân quyền Thái Lan, hiện có 1.200 – 1.300 nhà máy chế biến ở Thái Lan, trong đó có 300 – 400 không đăng ký với Chính phủ.

Hồng Thắm

Pbs.org, Sfgate.com

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!