Hỏi – Đáp Thủy sản tháng 1/2016 (P. 2)

Chưa có đánh giá về bài viết

Hỏi: Ngô có thể sử dụng làm thức ăn cho cá và cách sử dụng như thế nào? (Nguyễn Huy Tùng, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, TP Hà Nội)

Xem thêm Chuyên mục Hỏi – Đáp Thủy sản (Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

Trả lời:

Ngô có hàm lượng protein trung bình chiếm 10,6%, hàm lượng tinh bột chiếm 69,2%; vitamin của ngô tập trung nhiều ở lớp vỏ ngoài và mầm. Trong quá trình nuôi nếu cho cá ăn ngô hoàn toàn thường phải ngâm cho ngô trương lên hoặc ở dạng nảy mầm thì cá dễ tiêu hóa. Hoặc có thể sử dụng cám ngô nấu làm thức ăn cho cá. Tránh trường hợp cho cá ăn trực tiếp bột ngô khô vì khi bột ngô vào ruột sẽ nở ra gây rối loạn hệ tiêu hóa và dẫn đến chết cá. Để nâng cao hiệu quả có thể phối trộn ngô với đậu tương, cá tạp, ốc bươu vàng thì sẽ đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao hơn. 

 

Hỏi: Trong ao nuôi thâm canh cá rô phi, xuất hiện nhiều từng mảng màu trắng xám, tróc vẩy trên da cá, bơi lội không bình thường. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục? (Hoàng Văn Huấn, huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa)

Trả lời:

Theo mô tả, cá có triệu chứng của bệnh nấm thủy mi do một số loại nấm thuộc họ Saprolegniaceae gây nên. Khi bị bệnh cá ngứa ngáy nên thường bơi lội hỗn loạn. Bệnh thường xảy ra trong điều kiện nhiệt độ thấp, trong khoảng 17 – 250C. Bệnh được phòng bằng cách cải tạo ao tốt và thả nuôi với mật độ thích hợp. Cá rô phi là loài chịu lạnh kém, nên vào mùa đông cần tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách bổ sung vitamin, khoáng chất vào thức ăn cho cá, đồng thời tăng cường độ sâu mực nước trong ao nuôi. Định kỳ 20 – 30 ngày bón vôi diệt khuẩn nước trong ao với lượng 2 – 3 kg/100 m2. Trị bệnh bằng phương pháp tắm cá bằng Methylen, nồng độ 2 – 3 ppm, 2 lần trong một tuần. Hoặc tắm bằng formalin, lượng 200 – 250 ppm, 3 ngày/lần, tắm 2 – 3 lần liên tiếp.

Ban KHKT - Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!