Hỏi – Đáp Thủy sản tháng 11/2015 (P. 1)

Chưa có đánh giá về bài viết

Hỏi: Xin hỏi việc sử dụng bột bã mía trong nuôi tôm như thế nào? (Nguyễn Quyền Lực, xã Thổ Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang)

Xem thêm Chuyên mục Hỏi – Đáp Thủy sản (Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

Trả lời:

Trong nuôi tôm, bột bã mía được dùng để bổ sung chất khoáng cho tảo, giúp phát triển hệ vi sinh vật có lợi trong nước, ổn định môi trường nước và cung cấp một số chất (sắt, kẽm…) cho tôm nuôi, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng; đồng thời, khi ứng dụng phương pháp này, chỉ số pH, độ kiềm trong nước ổn định ở mức phù hợp cho tôm phát triển. Khi sử dụng bột bã mía trộn mía trộn vi sinh ủ lên men để gây màu nước trong ao nuôi tôm với liều lượng 1 kg/100 m2 nước. Với những ao dễ gây màu nước thì bón 5 ngày/lần, những ao nền đáy trơ, khó gây màu nước thì bón 2 ngày/lần cho đến khi màu nước đạt yêu cầu. Định kỳ 15 – 20 ngày sử dụng bột bã mía 1 lần tùy theo chất lượng nước ao nuôi.

 

Hỏi: Cách trị bệnh lở, loét trên miệng, da, đuôi, mang sưng phồng cá chạch sụn như thế nào? (Nguyễn Tuấn Hữu, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương)

Trả lời:

Nếu cơ thể cá chạch sụn bị lở loét, mang sưng phồng có thể do cá bị nhiễm nấm hay ký sinh trùng. Nguyên nhân, do cải tạo ao không kỹ, lượng bùn đáy còn nhiều, hoặc ao nuôi vào giai đoạn cuối vụ, nước không được thay định kỳ, cộng với thời tiết mưa nắng thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng và nấm phát triển.

Trị bệnh: Sử dụng Formol hoặc Iodine liều lượng 1 lít/1.200 – 1.400 m3 nước hòa loãng té xuống ao (9 – 10 giờ sáng), đồng thời bơm liên tục để hóa chất đảo đều trong nước, diệt khuẩn được hết các tầng nước và làm nước bốc hơi nhanh, giảm độc cho cá. Có thể té hóa chất 2 – 3 lần (2 ngày/lần), sau đó trộn Vitamin C vào thức ăn liều lượng 20 g/100 kg cá để tăng sức đề kháng của cá.

Ban KHKT - Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!