Hỏi – Đáp Thủy sản tháng 11/2015 (P. 3)

Chưa có đánh giá về bài viết

Hỏi: Cá trê lai giống có dấu hiệu nổi từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ. Trên da có một vài chấm trắng nhỏ li ti. Hỏi nguyên nhân và cách chữa trị? (Phạm Văn Lực, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh)

Xem thêm Chuyên mục Hỏi – Đáp Thủy sản (Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

Trả lời:

Theo mô tả, cá trê giống có thể bị trùng quả dưa do nguyên sinh động vật có tên khoa học là Ichthyopthirius gây nên. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và gây nhiều tác hại trên nhiều loài cá. Bệnh phát triển nhanh trong điều kiện nhiệt độ 22 – 250C. Trùng quả dưa thường ký sinh vào da, mang cản trở hô hấp của cá, nên khi bị bệnh cá thường nổi trên mặt nước hoặc tập trung những nơi có dòng nước chảy. Trị bệnh có thể dùng formalin, nồng độ 150 – 200 ml/m3 nước, tắm trong 30 – 60 phút, 2 ngày/lần, tắm 3 lần liên tiếp.

Trong quá trình tắm cần tăng cường ôxy hòa tan và theo dõi tình trạng cá. Nếu cá có biểu hiện sốc cần cấp ngay nước vào ao ương.

 

Hỏi: Ao nuôi tôm có nhiều tảo lam, tôi dùng 20 kg CuSO4 để diệt tảo. Sáng hôm sau thấy tôm có hiện tượng tấp mé và chết rải rác. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục? (Nguyễn Đình Ba, huyện An Phú, tỉnh An Giang)

Trả lời:

Trong nuôi tôm, nếu sử dụng CuSO4 với liều lượng sử 0,2 – 0,3 g/m3 nước, cần giảm nồng độ khi nhiệt độ nước tăng cao hay độ cứng thấp. Sau khi sử dụng cần quạt nước mạnh để bổ sung ôxy trong ao. Ao nuôi dùng 20 kg có thể là quá nhiều. Tôm có hiện tượng tấp mé và chết rất nhanh là do ngộ độc CuSO4. CuSO4 thường tác dụng nhanh do sự phóng thích Cu2+ nhanh. Tuy nhiên, khi sử dụng dễ bị tính toán liều sai. CuSO4 phóng thích Cu2+ nên gây độc cho tôm, thủy sinh vật làm tôm, cá chậm lớn. Khi bị nhiễm độc nặng tôm cá bị chết rất nhanh. Khắc phục bằng cách tăng cường quạt nước và nhanh chóng thay nước cho ao tôm.

 

Hỏi: Sau khi mưa lớn khoảng 3 ngày, nước trong ao nuôi tôm quá trong. Hỏi cách khắc phục? (Lê Văn Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định)

Trả lời:

Sau khi mưa lớn, những ao nuôi tôm đặc biệt ở vùng đất phèn hoặc đất cát có thể gặp tình trạng nước quá trong. Nguyên nhân do độ kiềm và CO2 của nước ao biến động lớn làm giảm đột ngột mật độ tảo trong ao nuôi. Nước có độ trong cao, ao nghèo dinh dưỡng, tảo không phát triển, do vậy, nên thay nước cũ thêm nước mới vào hoặc dùng vôi dolomite liều lượng 15 – 18 kg/1.000 m2, sau đó tiến hành gây lại màu nước trong ao nuôi bằng 2 – 3 ngày bón phân cho ao nuôi 1 lần, liên tục trong vòng 20 ngày đầu để gây và giữ màu nước cho ao nuôi.

Ban KHKT - Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!