Hỏi – Đáp Thủy sản tháng 5/2016 (P. 2)

Chưa có đánh giá về bài viết

Hỏi: Cá bớp khoảng 4 kg/con, bỏ ăn 2 ngày, thỉnh thoảng cá ngoi ngóp trên mặt nước. Xin hỏi nguyên nhân và cách chữa trị? (Lê Văn Hải, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang)

Xem thêm Chuyên mục Hỏi – Đáp Thủy sản (Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

Trả lời:

Những biểu hiện trên có thể là do cá bị nhiễm ký sinh trùng trên da, mắt hoặc mang. Bắt một con cá cho vào thùng nước ngọt 3 – 5 phút, nếu cá bị nhiễm ký sinh trùng trên da hoặc mắt thì sẽ nhìn thấy rõ những con ký sinh trùng màu trắng đục, to bằng hạt vừng rơi ra, xử lý bằng cách tắm nước ngọt cho toàn bộ cá và chuyển cá sang lồng lưới mới. Sau 7 ngày, tắm lại bằng nước ngọt trong 5 – 6 phút, có sục khí mạnh. Nếu cho cá vào thùng nước không thấy ký sinh trùng, cần kiểm tra thêm trong mang cá bằng cách lật nắp mang lên sẽ nhìn thấy nhiều con rận cá màu trắng đục, có 2 cái râu dài bám ở trên tơ mang và cuống mang, loại này thường rất khó trị. Phương pháp chủ yếu là tắm bằng formalin trong nước biển, liều lượng 80 ppm trong 60 – 90 phút.

 

Hỏi: Ao nuôi tôm được 2 tháng, pH và độ kiềm quá cao, có vôi bám nhiều trên thân tôm, phải khắc phục như thế nào? (Nguyễn Văn Cường, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh)   

Trả lời:

Độ pH và kiềm trong ao tôm cao là do sử dụng nguyên liệu vôi quá nhiều. Để hạn chế hiện tượng này cần dùng vôi đúng liều lượng và thời gian quy định, định kỳ 10 ngày/lần, liều lượng 10 – 20 kg/1.000 m3 nước. Để khắc phục pH quá cao có thể sử dụng acid acetic liều lượng 10 – 20 kg/1.000 m3 hoặc sử dụng mật đường với liều lượng 3 kg/1.000 m3 nước kết hợp với men vi sinh (EM). Để giảm độ kiềm, sử dụng EDTA vào ban đêm với liều lượng 2 – 3 kg/1.000 m3 nước. Sau đó, kiểm tra lại pH và độ kiềm, nếu thấy chưa giảm theo yêu cầu thì sử dụng thêm lần nữa với liều lượng bằng 50% ban đầu.

 

Hỏi: Bể 10 m2, 1/2 là bùn, 1/2 là nước có thể nuôi lươn sinh sản được không? Mật độ như thế nào? (Lê Văn Lai, Thanh Hóa, ĐT: 0977 313 540)

Trả lời:

Bể 10 m2 1/2 là nước, 1/2 là bùn, có thể nuôi lươn được với mật độ ở giai đoạn lươn giống là 100 – 150 con/m2 và ở giai đoạn lươn thương phẩm nuôi với mật độ 70 – 100 con/m2.

Ban KHKT - Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!