Hỏi – Đáp Thủy sản tháng 7/2015 (P. 2)

Chưa có đánh giá về bài viết

Hỏi: Xin cho hỏi tác dụng của màng chống thấm HDPE trong nuôi tôm? (Nguyễn Thành Nam, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên)

Xem thêm Chuyên mục Hỏi – Đáp Thủy sản (Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

Trả lời:

Màng chống thấm HDPE được chế tạo từ các hạt nhựa nguyên sinh và hàm lượng nhỏ Cacbon đen, vì vậy có cường độ chịu kéo và độ dãn dài rất lớn. Khi sử dụng để lót đáy, bờ trong ao nuôi tôm giúp nước không bị rò rỉ; Giảm tiêu hao ôxy của sinh vật sống đáy; Hạn chế nước đục do xói mòn bờ hoặc do lớp bùn đất mềm dưới đáy hồ gây ra; Khắc phục nhược điểm của những ao tôm trên vùng đất nhiễm phèn; Tăng khả năng ăn của tôm dưới đáy. Đồng thời, chất lượng nước tốt và đáy hồ sạch bảo đảm tôm khỏe mạnh và không bị nhiễm bẩn nên chất lượng tôm cao hơn. Thu hoạch dễ dàng, rút ngắn thời gian làm vệ sinh và phơi ao diệt khuẩn. Không mất thời gian nạo vét, sửa chữa bờ ao, không tốn thời gian và chi phí cho việc khử phèn.

Hỏi: Cá rô phi có hiện tượng bơi mất phương hướng, mắt lồi, nhiều con trên thân và gốc vây có những điểm xuất huyết. Hỏi cá bị bệnh gì và phương pháp trị bệnh? (Đặng Xuân Sơn, huyện  Nam Sách, tỉnh Hải Dương)

Trả lời:

Theo mô tả cá bị bệnh nhiễm vi khuẩn Streptococcus. Vi khuẩn này thường tấn công vào thần kinh trung ương của cá khiến cá bị mất phương hướng và là nguyên nhân gây xuất huyết bên ngoài da. Bệnh thường xảy ra khi cá nuôi bị stress do nhiệt độ tăng cao, lượng ôxy hòa tan thấp, mật độ nuôi cao. Do vậy, khi cá bị bệnh, nên giảm lượng thức ăn, giảm mật độ nuôi, tăng cường hàm lượng ôxy hòa tan. Kháng sinh có thể điều trị bệnh ở giai đoạn sớm, khi cá bệnh nặng, bỏ ăn, điều trị bệnh bằng kháng sinh không hiệu quả. Có thể sử dụng một số loại kháng sinh: Erythromycin, Azithromycin, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 

Hỏi: Trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, nước có màu nâu đỏ. Xin hỏi cách nào để chuyển sang tảo xanh mà không ảnh hưởng đến tôm nuôi? (Trần Anh Vinh, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh)

Trả lời:

Trong ao nuôi có màu nâu đỏ là do tảo silic chiếm ưu thế, đây là loại tảo có giá trị dinh dưỡng rất tốt và phù hợp với sự phát triển của tôm nuôi. Vì vậy, không cần chuyển màu nước sang màu xanh. Nếu vẫn muốn chuyển thì tốt nhất là thay bớt nước để giảm mật độ tảo, hoặc có thể sử dụng BKC để giảm tảo, sau đó phân với tỷ lệ đạm : lân là 4 : 1 hoặc 5 : 1, để tảo lục phát triển chiếm ưu thế, dần nước sẽ chuyển màu xanh. 


Ban KHKT - Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!