Hỏi – Đáp Thủy sản tháng 8 (P. 4)

Chưa có đánh giá về bài viết

Hỏi: Xin được hỏi về quy trình biofloc trong nuôi tôm và nơi nuôi tôm theo quy trình này? (Đoàn Thanh Hải – số 43, đường Cách mạng Tháng Tám, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận).

Xem thêm Chuyên mục Hỏi – Đáp Thủy sản (Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

Trả lời:

Nuôi tôm bằng công nghệ biofloc, sau khi cấp nước vào ao thì sử dụng thức ăn (bột đậu tương hoặc cám ủ), mật rỉ đường, vôi dolomite, bón xuống ao theo liều lượng nhất định để tạo cân bằng giữa Nitơ và Carbon theo tỷ lệ C/N = 1/11. Liều lượng và thời gian bón theo bảng sau:

Thời gian

(ngày)

Rỉ đường

(g/m3)

Vôi dolomite

(g/m3)

Thức ăn

(g/m3)

1

10

20

5

2

10

20

5

3

5

5

5

Sau đó, duy trì sục khí liên tục, sau 3 – 4 ngày các vi sinh vật trong ao phát triển và kết lại thành các cụm vẩn nhỏ (floc) thì tiến hành thả tôm.

Nếu NH3 < 0,4 và NO2 < 0,2 thì bón bổ sung mật rỉ đường lượng bằng 65% lượng thức ăn hàng ngày. Nếu NH3 > 0,4 và NO2 > 0,2 thì có thể bón gấp 25 lần tổng NH3 + NO2(g/m3). Khi độ kiềm > 140 thì không bón vôi dolomite, độ kiềm <  140 thì cứ giảm 10 độ  bón 0,1 kg vôi/m3 nước.

Kiểm soát mật độ biofloc ở mức 5 – 20 ml/m3 nước, thường xuyên đo các chỉ số môi trường (2 lần/ngày) như pH, NH3, kiềm, NO2. Định kỳ xiphông đáy (3 ngày/lần), thường xuyên kiểm tra máy sục khí, hàm lượng ôxy trong nước, tránh rò rỉ nước. Bổ sung thêm vào bể các loại Vitamin C, chất khoáng Yucca. Để hạn chế NH3, NO2, H2S gây độc cho tôm, cần hạn chế sự biến động của pH bằng cách bổ sung vôi và rỉ đường.

Nuôi tôm bằng công nghệ biofloc đòi hỏi người nuôi phải được tập huấn kỹ thuật và có đủ thiết bị để đo mức độ floc trong ao. Đây chỉ là những khâu cơ bản về công nghệ nuôi này, để được hướng dẫn chi tiết, bạn có thể liên hệ đến Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh vật Thăng Long: Địa chỉ: huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, ĐT: (84-72) 3761358 – 3779741.

 

Hỏi: Muốn nuôi cua đồng trên cạn cần phải làm như thế nào? (Nguyễn Thanh Hoa – huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc)

Trả lời:

Nuôi cua đồng trên cạn hiện nay được xem là phương pháp nuôi hiệu quả hơn nuôi dưới ao, ruộng. Muốn nuôi cua đồng, việc đầu tiên là bạn chọn địa điểm nuôi rộng, khoảng 200 – 500 m2, ở giữa đào một ao nhỏ (30 – 50 m2), sâu 0,5 m. Khu vực nuôi nên cấy rau, cỏ hoặc dưới tán cây để tạo mát cho cua. Xung quanh được quây kín bằng bạt, hoặc nilon cao 1 m, cần đắp nhiều ụ đất trong khu vực nuôi để làm nơi trú ẩn cho cua. Có thể đào giếng (khơi, khoan) hoặc ao cấp có nguồn nước sạch để cấp nước tạo độ ẩm cho cua.

Nguồn giống: ở miền Bắc do có mùa đông nên có thể mua và thả cua giống từ tháng 4 đến 6; miền Nam thả giống quanh năm. Nguồn giống có thể thu gom từ tự nhiên, đại lý và những hộ nuôi, cỡ cua thả 150 – 200 con/kg. Mật độ thả 7 – 10 con/m2. Cần tưới nước hàng ngày cho khu vực nuôi để tạo độ ẩm cho cua phát triển. Lưu ý: cua hao hụt nhiều nhất lúc mới mua về vì qua thời gian di chuyển cua dễ bị yếu và chết, vì vậy, khâu chăm sóc 3 – 4 ngày đầu là rất quan trọng.  

Thức ăn cho cua khá đơn giản, chủ yếu là các loại cám, bột ngũ cốc, cá tạp, ốc bươu vàng, rau, quả… trộn lẫn và nấu chín hoặc cho ăn tươi sống với hàm lượng đạm từ 25% trở lên. Thức ăn được rải đều, cho cua ăn hàng ngày vào buổi chiều tối với lượng chiếm 7 – 10% trọng lượng cua. Chú ý: cua đồng là loài ăn thịt nên rất hay tranh giành thức ăn, do vậy, khi nuôi cần lấy các loại lá cây, rơm, rạ… rải vào khu vực nuôi để tạo chỗ ẩn nấp cho những con cua lột, tránh ăn thịt lẫn nhau gây hao hụt. Hàng tháng, cần thay nước ao trong khu vực nuôi để giảm ô nhiễm và quan sát sức ăn của cua, điều chỉnh thức ăn tránh dư thừa gây ô nhiễm.

Sau 5 – 7 tháng nuôi, cua đạt cỡ 20 – 25 con/kg thì có thể thu hoạch, nên lựa những con to khỏe để lại cho sinh sản tự nhiên trong ao, tạo nguồn giống nuôi lứa mới.

 

Hỏi: Xin cho biết cách phòng và điều trị bệnh vàng da ở cá tra?(Huỳnh Thanh Tâm – huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre)

Trả lời:

Bệnh vàng da ở cá tra nuôi công nghiệp thường xuyên gặp phải. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, nhất là ở giai đoạn cá nuôi cỡ 350 g trở lên. Nguyên nhân là do quá trình ương nuôi đã sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất để trị bệnh gây ảnh hưởng đến gan cá; quá trình nuôi không tẩy giun sán khiến giun sán phát triển trong gan gây tắc mật; hoặc cá sống trong môi trường nước ô nhiễm… undefined” style=”color:black” mso-bidi-font-weight:normal””=””> Bệnh có thể gây tỷ lệ chết cá đến 50%, thời gian chữa trị dài và lây lan nhanh, hệ số thức ăn tăng cao, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, giá bán thấp, gây thiệt hại cho người nuôi. Để hạn chế tình trạng này, người nuôi cần chú ý các biện pháp sau:

– Tuân thủ quy trình kỹ thuật từ khâu cải tạo ao, cấp nước đến mật độ nuôi cá; định kỳ 2 tháng/lần tẩy giun cho cá; cho cá ăn đủ thức ăn không để dư thừa; áp dụng chế độ thay nước sạch hàng tuần, hàng tháng.

– Khi cá bị bệnh, căn cứ vào sức khỏe của cá mà giảm hoặc ngưng không cho ăn. Cụ thể: gan cá bị xơ, nội tạng hoại tử thì cần ngừng cho ăn 2 ngày; cá có giun sán ở gan cần giảm 50% lượng thức ăn, sử dụng các loại hóa chất để xử lý nước ao như BKC, formol 7 – 10 ppm, 2 – 3 ngày sau dùng các loại thuốc như Santax và Phytophys với liều lượng mỗi loại 1,5 kg/20 tấn cá cùng 3 loại thuốc thảo dược:  Bravo 1,5 kg, Energeo 1 kg và Protophyt 1 kg (thay kháng sinh) cho 20 tấn cá. Trong quá trình điều trị, bổ sung thêm Vitamin C, thuốc bổ gan Glucan để tăng sức đề kháng cho cá nuôi, có thể trộn thuốc vào thức ăn, cho cá ăn liên tục 15 – 20 ngày. Nếu cá chưa khỏi bệnh phải tiếp tục cho ăn và tăng cường thay nước.

Ban KHKT - Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!