Hướng dẫn nuôi ngao, tôm hùm tại các địa phương

Chưa có đánh giá về bài viết

Để hạn chế tác động bất lợi và phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm, nuôi ngao/nghêu, Tổng cục Thủy sản đã có Công văn số 516/TCTS-NTTS và số 541/TCTS-NTTS hướng dẫn và chỉ đạo các tỉnh có nuôi ngao và nuôi tôm hùm lồng tăng cường quản lý nuôi trồng tại địa phương.

Quản lý nuôi ngao và tôm hùm theo đúng quy hoạch

Quản lý nuôi ngao và tôm hùm theo đúng quy hoạch

Theo đó, tập trung vào việc quản lý nuôi ngao và tôm hùm theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với điều kiện môi trường bất lợi, quản lý tốt vùng và lồng nuôi hạn chế sự phát sinh và lây lan dịch bệnh; hướng dẫn thực hiện khai báo và thực hiện các biện pháp cần thiết khi thủy sản nuôi có dấu hiệu bị bệnh/chết bất thường. Đồng thời, yêu cầu địa phương, người nuôi thủy sản chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng, cơ quan nghiên cứu thực hiện thu mẫu quan trắc môi trường, giám sát dịch bệnh, điều tra, xác định mức độ dinh dưỡng; sức tải của môi trường, sự ô nhiễm vùng nuôi để đưa ra cảnh báo, khuyến cáo kịp thời cho người nuôi.

Được biết, trong 3 tháng đầu năm 2017, thường xuyên có các đợt không khí lạnh tăng cường với cường độ mạnh, biển động làm môi trường không thuận lợi. Nhiều chỉ số môi trường thể hiện sự ô nhiễm hữu cơ như DO, PO4, COD vượt giá trị giới hạn cho phép theo QCVN 10-MT:2015 BTNMT, môi trường nuôi đang có những dấu hiệu ô nhiễm và đã phát hiện thấy sự có mặt của loài tảo có khả năng gây hại cho tôm như Peridinium sp, Euglena sp, Navicula sp tại một số vùng nuôi tôm hùm lồng; tình hình ngao và tôm hùm nuôi chết diễn ra tại một số địa phương và có chiều hướng gia tăng.

Vân Anh

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!