T2, 06/07/2020 11:33

Kết quả thực hiện mô hình nuôi thủy sản “Tôm sú – cua – vọp sông” trong rừng ngập mặn tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Chưa có đánh giá về bài viết

Dự án “Xây dựng mô hình nuôi thủy sản kết hợp tôm sú – cua – vọp sông trong rừng ngập mặn tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh” được đề xuất nhằm góp phần cải thiện môi trường, giảm thiểu rủi ro và cải thiện thu nhập.

Tóm tắt

Mô hình nuôi thủy sản tôm sú (Penaeus monodon) – cua (Scylla serrata) – vọp sông (Geloina coaxans) kết hợp với rừng ngập mặn được thực hiện tại 6 hộ ở huyện Duyên Hải từ tháng 8/2013 đến 12/2014 với sự hỗ trợ tài chính của Chương trình rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) thuộc tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN). Hai xã Long Vĩnh và Trường Long Hòa là xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng bãi ngang ven biển. Đây là vùng có độ rủi ro cao nhất như chịu tác động trực tiếp từ bão tố và các tác động của biến đổi khí hậu. Mục tiêu lâu dài là hướng tới môi trường sinh thái được cải thiện nhằm nâng cao và ổn định thu nhập của người dân nuôi thủy sản vùng ven biển. Mỗi nông hộ tham gia mô hình có diện tích tối thiểu 2 ha, diện tích được thiết kế gồm có ao lắng, ao ương dưỡng, vuông nuôi và rừng. Dự án hỗ trợ cho mỗi nông hộ tham gia mô hình này 150.000 con tôm sú giống, 2.000 con cua giống, 400 kg vọp giống, một bộ dụng cụ đo môi trường (nhiệt độ, độ mặn, pH, độ trong, độ kiềm), lưới rào, phân bón cải tạo ao, thức ăn cho tôm sú và cua giống, và sổ nhật ký theo dõi ghi chép hàng ngày. Sau quá trình cải tạo ao, vọp được thả một lần vào 11/2014 để cải thiện chất lượng nước trong suốt quá trình nuôi, sau đó tôm sú được thả vào 2 đợt với lần lượt đợt 1 vào tháng 12/2013 và đợt 2 vào tháng 5/2014; cua giống thả 2 đợt với đợt 1 vào tháng 12/2013 và đợt 2 vào tháng 2/2014. Ngoài ra, mỗi hộ cũng đã thả thêm tôm sú giống và cua giống 2 đến 3 đợt. Kết quả thực nghiệm của mô hình cho thấy rằng chất lượng nước kiểm tra trong giai đoạn nuôi tương đối ổn định và phù hợp cho tôm và cua và cá tự nhiên sinh trưởng trong hệ thống nuôi: hàm lượng oxy hòa tan từ  5,86 – 6,62 mg/l; độ kiềm 81,67 – 88,0 mg/l; pH 7,57 – 8,1; độ mặn 6,97 – 21,77‰; độ trong 15,5 – 34,17 cm; và nhiệt độ 20,75 – 29,080C. Ở xã Long Vĩnh, năng suất trung bình đạt 1.243 kg/ha/năm (bao gồm tôm, cua, vọp và thủy sản tự nhiên); trong khi đó ở xã Trường Long Hòa, năng suất trung bình đạt 602 kg/ha/năm. Lợi nhuận sản xuất ở xã Long Vĩnh đạt trung bình 71 triệu đồng/ha/năm và xã Trường Long Hòa có lợi nhuận đạt 25 triệu đồng/ha/năm.Trong đó, năng suất cao nhất ở hộ ông Bùi Thành Công với 1.382.73 (kg/ha/năm), và hộ ông Trần Thanh Tân có lợi nhuận cao nhất với 89,21 (triệu đồng/ha/năm). Mô hình này được phổ biến bằng cách tập huấn quy trình nuôi cho 75 người dân. Đồng thời, 1000 tờ rơi đã được phân phát cho người dân về quy trình nuôi của mô hình này và được người dân đánh giá cao và hứa hẹn nhân rộng mô hình này trong tương lai.

Quy trình nuôi tôm sú-cua-vọp sông kết hợp với rừng ngập mặn

 

I. Đặt vấn đề

Trà Vinh là tỉnh ven biển có tổng cộng 6 xã được liệt kê là xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng bãi ngang ven biển (Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg). Vùng bãi ngang ven biển nhìn chung có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Đây là vùng có độ rủi ro cao nhất như chịu tác động trực tiếp từ bão tố và các tác động của biến đổi khí hậu.

Huyện Duyên Hải có tổng diện tích tự nhiên là 38.507,65 ha chiếm 16,79% diện tích tự nhiên của tỉnh, tăng hơn 101,90 ha so năm 2000 (Chi cục Thống Kê Trà Vinh, 2010). Trong những năm gần đây, diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản tại địa phương không ngừng tăng lên từ 22.600ha (1995) lên 29.600ha (2011) (Chi cục Thống kê Trà Vinh, 2012). Theo số liệu thống kê từ Phòng Nông Nghiệp (PNN) huyện, sản lượng tôm rừng tại huyện Duyên Hải còn thấp (khoảng 250kg/ha). Việc đầu tư nuôi theo  hình thức này ở quy mô nông hộ vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên hiệu quả kinh tế vẫn còn thấp.

Diện tích nuôi thâm canh bị thiệt hại do dịch bệnh năm 2012 là 77,9%, bán thâm canh (chiếm 55,7%) và mô hình nuôi quảng canh cải tiến là thấp nhất (45,6%). Tình hình dịch bệnh tôm nuôi phổ biến, kéo dài qua nhiều năm và trở nên trầm trọng. Nguyên nhân tôm chết vẫn còn chưa chắc chắn nhưng có thể liên quan đến sự suy thoái môi trường. Hậu quả là có nhiều vuông tôm bị bỏ hoang, gây nên những tác động nghiêm trọng về kinh tế xã hội.

Dự án “Xây dựng mô hình nuôi thủy sản kết hợp tôm sú – cua – vọp sông trong rừng ngập mặn tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh” được đề xuất nhằm góp phần cải thiện môi trường, giảm thiểu rủi ro và cải thiện thu nhập. Tôm và cua là hai đối tượng có giá trị kinh tế cao, trong khi đó vọp sông (Geloina coaxans) đóng vai trò như những bãi lọc sinh học rất hiệu quả để cải thiện môi trường trong ao nuôi tôm.

 

II. Phương pháp nghiên cứu

2.1 Thời gian thực hiện: từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2014

2.2 Địa điểm thực hiện: Bố trí thực nghiệm được thực hiện tại 3 hộ ở ấp Vàm Rạch Cỏ, xã Long Vĩnh và 3 hộ ở ấp Cồn Tàu, xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Bản đồ và 2 vùng nghiên cứu thử nghiệm mô hình

Nông hộ được lựa chọn phải đầy đủ các tiêu chí thích hợp thông qua việc hướng dẫn của chính quyền địa phương. Mỗi hộ thực hiện thực nghiệm có diện tích tối thiểu 2ha trong đó diện tích rừng ngập mặm chiếm 50% trên tổng diện tích. Thông tin chung của từng hộ được trình bày trong bảng:

Bảng thông tin chung của các hộ thực hiện thử nghiệm

Dự án hỗ trợ cho mỗi nông hộ tham gia mô hình này 150.000 con tôm sú giống, 2.000 con cua giống, 400 kg vọp giống, một bộ dụng cụ đo môi trường (nhiệt độ, độ mặn, pH, độ trong, độ kiềm), thiết kế hệ thống nuôi, ao ương dưỡng, vuông nuôi, lưới rào, phân bón cải tạo ao, thức ăn cho tôm sú và cua giống, và sổ nhật ký theo dõi ghi chép hàng ngày. Sau quá trình cải tạo ao, vọp được thả một lần vào 11/2014 để cải thiện chất lượng nước trong suốt quá trình nuôi, sau đó tôm sú được thả vào 2 đợt với lần lượt đợt 1 vào tháng 12/2013 và đợt 2 vào tháng 5/2014; cua giống thả 2 đợt với đợt 1 vào tháng 12/2013 và đợt 2 vào tháng 2/2014. Ngòai ra, mỗi hộ cũng đã thả thêm tôm sú giống và cua giống 2 đến 3 đợt.

Các chỉ tiêu chất lượng nước: DO, độ mặn, pH, độ kiềm, nhiệt độ được đo bằng máy đo đa chỉ tiêu hoặc bộ test-kit và độ trong được đo bằng đĩa Sechi.

 

III. Kết quả và thảo luận

3.1 Diễn biến chất lượng nước của mô hình

Kết quả quan trắc chất lượng nước ở vuông nuôi của vùng nghiên cứu trong suốt 12 tháng như sau: biến động hàm lượng oxy hòa tan từ  5,86 – 6,62 mg/l; độ kiềm 81,67 – 88,0 mg/l; pH 7,57 – 8,1; độ mặn 6,97 – 21,77 %o; độ trong 15,5 -34,17 cm; và nhiệt độ 20,75-29,080C.

Diễn biến chất lượng nước trong vùng nuôi của 6 hộ

Kết quả chất lượng nước kiểm tra trong giai đoạn nuôi tương đối ổn định và phù hợp cho tôm và cua và cá tự nhiên sinh trưởng trong vuông.

3.2 Diễn biến năng suất thu hoạch và lợi nhuận

Kết quả theo dõi log-book từ nông hộ, nhóm dự án đã tổng kết các kết quả từ mô hình: 3 nông hộ ở xã Long Vĩnh  năng suất thủy sản nuôi trung bình đạt 1.243 kg/ha/năm; trong khi đó 3 hộ còn lại ở xã Trường Long Hòa năng suất  trung bình đạt 602 kg/ha/năm. Lợi nhuận của 3 hộ ở xã Long Vĩnh đạt trung bình 71 triệu đồng/ha/năm và xã Trường Long Hòa có lợi nhuận đạt  25 triệu đồng/ha/năm.

Năng suất trung bình của 6 hộ tham gia có sự khác nhau rất rõ rệt. Năng suất cao nhất ở hộ Bùi Thành Công với 1.382.73 (kg/ha/năm), kế đế là hộ Trần Thanh Tân với 1.377 (kg/ha/năm) và thấp nhất là hộ Lý Hùng Bé với 396,51 (kg/ha/năm). Diễn biến năng suất trung bình của từng hộ được thể hiện ở hình:

Diễn biến năng suất thu hoạch và lợi nhuận của 2 vùng nghiên cứu

Bên cạnh năng suất thu được từ các đối tượng nuôi, lợi nhuận từ mô hình nuôi của 6 nông hộ được cũng có sự khác biệt lớn. Hộ Trần Thanh Tân có lợi nhuận cao nhất với 89,21 (triệu đồng/ha/năm), kế đến là hộ Bùi Thành Công với lợi nhuận 79,32 (triệu đồng/ha/năm).

3.3 Kết quả mô hình được phổ biến đến người dân và chính quyền địa phương

Sản phẩm của mô hình được thể hiện thông qua cuộc hội thảo tại địa phương và hai lớp tập huấn phổ biến mô hình đến nông hộ với gần 100 người tham gia. Tờ rơi thể hiện tóm tắt quy trình và kết quả thử nghiệm của dự án cũng được phát cho chính quyền địa phương và người dân với số lượng 1.000 tờ ở xung quanh 2 địa bàn xã Long Vĩnh và Trường Long Hòa.

3.4 Ảnh hưởng của dự án

Các hoạt động hỗ trợ về mặt kỹ thuật nuôi: thiết kế vuông, cải tạo, ương giống và chăm và quản lý được hướng dẫn từ cán bộ kỹ thuật dự án, cán bộ địa phương đã giúp cho 6 nông hộ nắm vững được kỹ thuật nuôi. Điều này dẫn đến kết quả đạt được của mô hình thử nghiệm ở 3 hộ ở xã Long Vĩnh đạt 1.243 kg/ha/năm cao hơn so với trước khi tham gia 284,65 kg/ha/năm; xã Trường Long Hòa đạt 602 kg/ha/năm so với trước đây khi chưa tham gia mô hình 176,45 kg/ha/năm. Lợi nhuận trung bình của 3 hộ ở xã Long Vĩnh và Trường Long Hòa lần lượt là 71 và 25 triệu đồng/ha/năm. Theo kết quả điều tra mô hình nuôi kết hợp tôm – rừng hoặc cua – rừng thì năng suất trung bình của các mô hình kết hợp này ở hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh lần lượt là 417 và 737,1 kg/ha/năm; lợi nhuận đạt lần lượt là 28,7 và 24,2 triệu đồng/ha/năm (Phân viện nghiên cứu thủy sản Minh Hải, 2013). Như vậy kết quả thử nghiệm này cho thấy hiệu quả về năng suất và lợi nhuận cao hơn so với một số mô hình nuôi trước đây.

3.5 Bài học rút ra

– Thuận lợi: Đất rừng có nhiều đáp ứng được yêu cầu của Dự án; có được sự đam mê và nhiệt tình của nông hộ; mô hình nuôi kết hợp mới tạo sự quan tâm của nông hộ.

– Khó khăn: Địa phương yêu cầu thả giống đúng theo lịch thời vụ của địa phương; Nhu cầu con giống của nông hộ rất nhiều (do diện tích đất rừng lớn muốn nuôi hết), Dự án không có đủ kinh phí để hỗ trợ thêm cho họ; thời tiết diễn biến bất thường nên gây thiệt hại cho tôm giống; dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp ở tôm sú bùng phát trở lại ở khu vực thực nghiệm mô hình; nông hộ hạn chế kinh phí mua thức ăn và thuốc trong giai đoạn ương dưỡng tôm, cua; lượng giống Vọp sông ít không đủ để lọc nước cho diện tích lớn toàn vuông nuôi.

 

IV. Kết luận và đề xuất

4.1 Kết luận

Mô hình nuôi thủy sản tôm sú- cua – vọp sông kết hợp với rừng ngập mặn được thực hiện tại huyện Duyên Hải đạt hiệu quả cao hơn so với những mô hình nuôi kết hợp khác (Rừng -Tôm, Rừng – Cua) ở Trà Vinh và Bến Tre.

Mô hình này được thực hiện ở xã Long Vĩnh thành công hơn ở xã Trường Long Hòa, trong đó hộ thành công nhất là hộ ông Bùi Thành Công.

Mô hình này được phổ biến đến địa phương được rất nhiều người dân đam mê và hứa hẹn nhân rộng mô hình trong tương lai.

4.2 Kiến nghị

– Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh cần có sự linh hoạt trong lịch thời vụ thả giống sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết tại mỗi huyện, xã.

– Nếu được thực hiện dự án lại một lần nữa nhóm dự án sẽ khắc phục triệt để những hạn chế về lịch thời vụ thả giống, củng cố và phát huy hơn nữa về cách vận hành và quản lý dự án. Tăng cường lượng giống vọp sông cho ao lắng, đồng thời muốn mở rộng và hình thành cộng đồng nuôi vọp sông dưới tán rừng ngập mặn như là hình thức lắng lọc trước khi đưa nước vào vuông nuôi. Đây là tiền đề giúp giải quyết vấn đề xử lý nước thải từ các kênh rạch ảnh hưởng bởi tác động từ những khu vực nuôi tôm công nghiệp. Bên cạnh đó vọp sông cũng chính là đối tượng dẫn dụ cua giống tự nhiên, giúp giải quyết vấn đề việc làm cho người dân nghèo sống xung quanh khu vực.

Nguyễn Nguyễn Du1, Nguyễn Văn Phụng1, Vũ Vi An1, Đoàn Văn Tiến1 – Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2

Email: didzu72@yahoo.com

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Vũ Anh Tuấn. 2013. Phân tích thực trạng mô hình tôm rừng ở Trà Vinh và Bến Tre.

NGTK tỉnh Trà Vinh, 2013.Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh.

Phòng NN&PTNT huyện Duyên Hải. 2012. Báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản năm 2012 và kế họach thực hiện năm 2013. Phòng NN&PTNT huyện Duyên Hải.

Chi Cục NTTS tỉnh Trà Vinh. 2013. Báo cáo tổng kết họat động nuôi trồng thủy sản 2012 và phương hướng họat động năm 2013. Chi cục nuôi thủy sản Trà Vinh, 2013.

INITIAL RESULTS OF POLYCULTURE MODEL IMPLEMENTATION BETWEEN”Tiger shrimp-Mud crab-Mud clam” AND THE MANGROVE FOREST AT DUYEN HAI DISTRICT, TRA VINH PROVINCE

Nguyen Nguyen Du1, Nguyen Van Phung1, Vu Vi An1, Doan Van Tien1

1Research Institute for Aquaculture No.2

Email: didzu72@yahoo.com

Summary

A polyculture model between “Tiger shrimp-Mud crab-Mud clam”and mangrove forest was implemented at six households in Duyen Hai district from August 2013 to December 2014 with the supports of program of Mangroves for the Future (MFF) belong to IUCN. Long Vinh and Truong Long Hoa communes are special difficult of coastal area. This area is the highest risk like impacting directly from storms and climate change. Long term goal is improved toward ecology environment to increase and suitable income of coastal fisheries culture farmers. Each household is minimum 2 ha of the mangrove forest areas to enjoy with the model. This area was divided into water pond, nursery pond, and culture pond and forest area. The project supported each household 150,000 post larvae shrimp, 2,000 post larvae crab, 400 kg post larvaemud clam, a test-kit to control water quality (temperature, salinity, pH, transparency, alkalinity), protecting mosquito net, fertilize to support pond, industrial food to feed post larvae shrimp and crab and logbook to record daily activities. After the ponds were renovated, mud clam was released to the pond on only 11/2014 to unsure good quality water during processing, next post larvae shrimp was released on 12/2013 and 5/2014, and post larvaemud crab was released on 12/2013 and  02/2014. Moreover, each household released additional post larvae shrimp and crab from 2 to 3 times in years. The results of polyculture model implemented showed that the water quality of pond water was rather stable and conform to develop shrimp, crab and natural fishes in culture system: Demand oxygen 5,86 – 6,62 mg/l; Alkalinity 81,67 – 88,0 mg/l; pH 7,57 – 8,1; Salinity 6,97 – 21,77; Transparency 15,5 – 34,17 cm; and Temperature 20,75 – 29,080C. At Long Vinh commune, the average fisheries yield of 3 households was 1,243 kg/ha/year (shrimp, crab, clam and natural fisheries); in contract to,at Truong Long Hoa commune the average fisheries yield of 3 households was 602 kg/ha/year. Profit of model at Long Vinh commune was 71 million VND/ha/year and at Truong Long Hoa commune was 25 million VND/ha/year. In which, the highest fisheries yield was 1,382.73 kg/ha/year at Bui Thanh Cong household; and the highest profit of model was 89,21 million VND/ha/year at Tran Thanh Tan household. This polyculture model was disseminated to 75 local people by training course. At the same time, amount of 1,000 brochures of this model was distributed to local authorities and famers and it was appreciated and promised to open wide this model in the future.

Key words: Duyen Hai, mangrove forest, model, tiger shrimp – mudcrab -mud clam.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!