Kinh nghiệm huy động vốn trong nuôi tôm

Chưa có đánh giá về bài viết

Đây là kinh nghiệm của Tổ hợp tác (THT) Sản xuất nuôi tôm công nghiệp ấp Tân Lợi A (thuộc Hội Thủy sản xã Tạ An Khương Nam), huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đã rút ra trong hoạt động nuôi tôm hiệu quả.

Ấp Tân Lợi A có diện tích 458 ha với 111 hộ với 4.920 khẩu; trong đó có 33,3 ha diện tích nuôi tôm công nghiệp.

Từ khi có chủ trương của Chính phủ cho huyện Đầm Dơi chuyển một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm kết hợp với trồng lúa những nơi có điều kiện, thực hiện chủ trương trên xã Tạ An Khương Nam, ấp Tân Lợi A tiến hành cải tạo ao, vuông đất đai sản xuất lúa trước đây chuyển qua nuôi tôm quảng canh truyền thống, bước đầu chỉ đào vuông khép kín làm cống lấy nước tự nhiên đến nước rằm, ba mươi hằng tháng là xả nước đặt lú bắt tôm. Do thời tiết, điều kiện dòng chảy, môi trường nên tôm tự nhiên những năm đầu hiệu quả rất khá so với vụ lúa cả năm trung bình của vùng này cũng gấp 5 – 3 lần so với thu hoạch lúa. Đời sống nhân dân trong vùng phất lên rõ rệt cả về vật chất lẫn tinh thần, nhiều hộ xây được nhà kiên cố, mua được phương tiện đi lại, nghe nhìn, lộ làng trường trại cũng khấm khá hơn.

Tuy nhiên chỉ ít năm sau, thời tiết khí hậu, môi trường thay đổi theo hướng bất lợi cho người sản xuất mà chủ yếu là nuôi tôm, hình thức nuôi tôm truyền thống làm chơi ăn thật như trước đây không còn phù hợp, tôm nuôi bị bệnh liên tục, thậm chí có một ít vùng thành dịch bệnh lây lan một số nơi. Tôm chết, thu hoạch không đảm bảo cho tái sản xuất và đời sống, nhiều hộ lâm vào cơn nợ nần, cầm cố đất đai, nhất là sổ chủ quyền đất “sổ đỏ” cầm cố gần hết cho ngân hàng.

Cái khó không bó cái khôn, được sự chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp và sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn từ Trung ương đến cơ sở, nhất là các cuộc tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình tham quan học tập, đầu tư đồng vốn xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nhất là thủy lợi kết hợp với giao thông, mà đặc biệt là thay đổi nhận thức, cách nhìn thay đổi tập tục trước đây. Từ đó phong trào nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT), thâm canh ra đời, nuôi tôm có thả bổ sung giống, nuôi tôm công nghiệp có cho ăn, nuôi QCCT có cho ăn dặm, nuôi thưa, nuôi tôm nước tĩnh và các hình thức nuôi kết quả khác được nhân rộng và trong quá trình thực hiện thấy có nhiều kết quả, gây được lòng tin và phấn khởi trong nông dân, nhất là người nuôi tôm.

Trong quá trình sản xuất, kết quả cũng nhiều, song những khó khăn bất cập cũng không ít. Điều kiện thời tiết, dịch bệnh, môi trường biến đổi ngày càng xấu hơn, bệnh tôm, bệnh mới, bệnh lạ ngày càng xuất hiện nhiều, cộng thêm hình thức nuôi tôm của ta là cơ sở tự phát, sản xuất phân tán riêng lẻ khó quản lý và khó đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến vào vùng nuôi. Từ đó mà nạn tôm bệnh, tôm chết chậm phát hiện và chậm được khắc phục có hiệu quả. Ngoài ra việc tiếp cận đồng vốn phục vụ cho sản xuất cũng không dễ dàng. Tình trạng chất lượng tôm giống, thuốc trị bệnh và thức ăn cho tôm cũng khó kiểm soát. Việc tuân thủ quy trình nuôi, lịch thời vụ cũng khó quản lý được. Từ đó tôm bệnh, tôm chết kéo dài gây ảnh hưởng không ít đến đời sống người dân và nền kinh tế chung của vùng.

Từ khi Hội Thủy sản xã Tạ An Khương Nam được thành lập và tiến hành tổ chức chi hội của ấp Tân Lợi A đề ra Nghị quyết của Hội và kế hoạch thực hiện công tác của Hội, trong đó có đặt ra một số nhiệm vụ cụ thể, đặc biệt là phải tổ chức lại sản xuất trên mọi hình thức mục tiêu, làm cho sản xuất ngày càng phát triển, năng suất và hiệu quả ngày càng tăng lên, đời sống của người dân ngày càng được đổi mới. Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn, an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Xuất phát từ nhận thức mục tiêu nhiệm vụ nêu trên, Hội Thủy sản xã Tạ An Khương Nam cần phải có xây dựng 1 tổ hợp tác sản xuất thí điểm để chỉ đạo rút kinh nghiệm, kết quả nhân rộng mô hình, Nghị quyết này được đưa ra BCH Hội xã Tạ An Khương Nam bàn bạc đi đến thống nhất, thông qua cấp lãnh đạo đồng tình và đưa vào Nghị quyết của Đảng bộ xã. THT sản xuất ấp Tân Lợi A ra đời.

Tổ hợp tác sản xuất ấp Tân Lợi A thuộc xã Tạ An Khương Nam có 5 hộ với 27 nhân khẩu, tương đương 12 lao động chính với diện tích canh tác 11,4 ha trong đó nuôi tôm công nghiệp 4 ha, 16 ao. Hộ có diện tích nhiều nhất 3,6 ha, ít nhất 1 ha.

Khi tổ hợp tác sản xuất hình thành thì trong tổ có xây dựng quy chế hoạt động, có hợp đồng kinh tế trong tổ. Mọi việc lớn nhỏ đều đưa ra tổ biểu quyết – Phải có số phiếu tán thành 4/5 mới thực hiện.

Từ phát huy dân chủ trong nội bộ và có sự chỉ đạo của các cấp chính quyền cơ sở và Hội Thủy sản xã mà qua 3 năm thực hiện từ năm 2012 đến năm 2015 tổ đã thu lại nhiều kết quả: Huy động vốn: 377.000.000 đồng đầu tư mua 1 bình hạ thế cho tổ viên 280 triệu đồng, còn lại xin ý kiến xã viên 97 triệu đồng gửi vào ngân hàng khi có yêu cầu sử dụng; Sản xuất 3 năm liền đạt kết quả từ 70% trở lên hộ có lời nhiều, còn lại lời ít, không có lỗ.

>> Những kinh nghiệm

– Có sự hỗ trợ tích cực của các cấp lãnh đạo ở cơ sở về chủ trương cũng như biện pháp thực hiện.

– Đánh giá đúng tình hình, thời điểm thời cơ chỉ đạo đúng liều lượng, kịp thời.

– Quản lý dân chủ, minh bạch – thống nhất.

– Dám nghĩ, dám làm, chịu trách nhiệm.

– Thường xuyên sơ kết, uốn nắn chỉ đạo linh hoạt.

Diệp Thanh Hải - Phó Chủ tịch Hội Thủy sản tỉnh Cà Mau

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!