T2, 06/07/2020 10:00

Kỹ thuật nuôi ốc hương trong ao đất

Chưa có đánh giá về bài viết

(Thủy sản Việt Nam) – Là một đối tượng có giá trị kinh tế cao, nuôi ốc hương trong ao đất mang lại hiệu quả chỉ sau nuôi tôm. TSVN giới thiệu cùng bà con phương pháp nuôi ốc hương trong ao đất.

Điều kiện, chuẩn bị ao nuôi

Nguồn nước biển nuôi ốc hương cần trong sạch, không bị ảnh hưởng bởi nguồn nước sinh hoạt và nước ngọt vào mùa mưa. Độ mặn của nước biển ổn định từ 25-35‰, pH từ 7,5-8,5, nhiệt độ từ 26-300C. Chất đáy là cát hoặc cát pha san hô, ít bùn. Độ sâu ao từ 0,8-1,5m nước, có lưới chắn xung quanh mép nước để tránh ốc bò ra.

Ao nuôi cần được tẩy dọn thật kỹ, bờ ao được gia cố chắc chắn, không rò rỉ, có hệ thống cấp và thoát nước dễ dàng. Nước lấy vào cần được lọc kỹ nhằm tránh giáp xác, cá dữ và địch hại vào ao.


Ao nuôi ốc hương

 

Kích cỡ và cách thả giống

Chọn con giống có kích cỡ đồng đều, khoảng 5.000-6.000 con/kg, không thả giống quá nhỏ tỷ lệ hao hụt sẽ lớn.

Mật độ thả 50-100 con/m2, trước khi thả cần để ốc giống thích nghi dần với nhiệt độ nước ao, tránh thả ngay sẽ gây hiện tượng sốc nhiệt.

 

Chăm sóc và quản lý

Cho ăn: Thức ăn cho ốc là cá, trai, ốc, giáp xác.

Lượng thức ăn theo bảng sau:

Chú ý: Đối với cá tạp băm nhỏ cho ốc ăn ở giai đoạn đầu, với những loại có vỏ cần đập vỡ vỏ trước khi cho ăn.

Quản lý: Hàng ngày kiểm tra lượng thức ăn để điều chỉnh cho phù hợp, tránh làm ô nhiễm nước.

Kiểm tra đáy ao, nếu cát có màu đen, mùi hôi cần chuyển ốc sang ao khác và tiến hành vệ sinh ao rồi tiếp tục nuôi.

Thay nước thường xuyên sẽ tạo môi trường sạch sẽ, giúp ốc lớn nhanh, hạn chế bệnh gây ra cho ốc hương.

 

Thu hoạch

 Sau thời gian nuôi từ 5-6 tháng có thể tiến hành thu hoạch, kích cỡ thương phẩm từ 90-150 con/kg. Thu hoạch bằng cách tháo cạn nước trong ao sau đó nhặt bắt bằng tay hoặc dùng cào. Ốc có tập tính chui sâu xuống đáy vì vậy cần thu hoạch kỹ, tránh để sót. Sau khi thu hoạch chuyển ốc vào giai hoặc trong bể từ 1-2 ngày cho sạch bùn đất và làm trắng vỏ.

>> Hiện nay, nhiều vùng nuôi tôm ven biển đang gặp khó, người dân chuyển sang nuôi ốc hương như một biện pháp hiệu quả vừa cải tạo được môi trường ao tôm vừa mang lại lợi nhuận cao.

Đoàn Quân

“Kỹ thuật nuôi vẹm xanh”

   Vẹm xanh (Perna viridis), một loài thân mềm hai mảnh vỏ không chỉ là thực phẩm dinh dưỡng đơn thuần mà còn là nguồn dược liệu để chế biến ra các sản phẩm cải thiện sức khỏe và phòng trị bệnh. Để đáp ứng nhu cầu nuôi vẹm xanh thương phẩm của bà con, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia đã biên soạn cuốn sách “Kỹ thuật nuôi vẹm xanh”.

   Tại đây, người nuôi có thể tìm được những kiến thức về nuôi vẹm như cách lấy giống từ tự nhiên bằng các kỹ thuật như: căng dây lấy giống, cắm cọc lấy giống, thả đá lấy giống… Bên cạnh đó, các kỹ thuật nuôi thương phẩm từ khâu lựa chọn địa điểm và các phương pháp nuôi vẹm cũng được đề cập đầy đủ trong cuốn sách.

   Sách được tái bản lần thứ nhất với sự tài trợ của Dự án Hợp phần SUDA, Nhà xuất bản Nông nghiệp phát hành.

Tuấn Tú

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!