Một số kết quả về nghiên cứu bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi ở ĐBSCL và biện pháp kiểm soát

Chưa có đánh giá về bài viết

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định diễn biến của bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nuôi trong ao và phòng thí nghiệm và đề xuất một số giải pháp hạn chế bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.

51 mẫu tôm  thu theo định kỳ 10 ngày/lần và 35 mẫu thu lúc dịch bệnh được kiểm tra bằng phương pháp mô bệnh học. Dấu hiệu hoại tử gan tụy xuất hiện sớm nhất ở ngày thứ 17 và muộn nhất vào ngày thứ 77 sau khi thả tôm vào ao nuôi. Tần suất xuất hiện hoại tử cao nhất được ghi nhận từ 20 – 45 ngày. Tôm chết tập trung ở giai đoạn 19 – 31 ngày tuổi. Tất cả mẫu thu từ ao có tôm chết đều ghi nhận dấu hiệu hoại tử gan tụy khá cao và phải thu hoạch sớm ngay sau khi phát hiện hoại tử 2-3 ngày. Điều đáng ghi nhận là tỷ lệ hoại tử biến động lớn giữa các ao (9 – 90%). Điều này cho thấy mức độ nguy hiểm của hội chứng gan tụy mặc dù khi chỉ phát hiện tỷ lệ hoại tử thấp. Tất cả các ao ghi nhận có dấu hiệu hoại tử đều phải thu hoạch sớm. Tôm từ ao nuôi bị nhiễm AHPND ở mức độ nhẹ chyển về phòng thí nghiệm có tỷ lệ chết không đáng kể sau 1 tháng nuôi. Việc tầm soát Vibrio sp. và V. parahaemolyticus hiện diện trong nước và tôm nuôi trong ao được xem là khá quan trọng làm cơ sở cho người nuôi có biện pháp giải quyết.

Nguyễn Văn Hảo

Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!