T2, 06/07/2020 12:25

Mỹ Latinh: Sản xuất thức ăn thủy sản theo xu hướng mới

Chưa có đánh giá về bài viết

Từ cá hồi Chilê, tôm Ecuador tới cá rô phi Mexico, ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi luôn gắn liền công nghệ tiên tiến để tăng trưởng, nhưng ở mỗi thị trường, ngành này lại đối mặt những thách thức riêng.

Mở rộng

Năm 2013, Chilê sản xuất 1,18 triệu tấn thức ăn nuôi cá hồi. Constantino Siderakis, Giám đốc Thương mại EWOS Chilê dự đoán trong 2 năm tới, ngành sản xuất thức ăn cho cá hồi tại Chilê sẽ đạt tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc. Trong khi, ngành sản xuất thức ăn thủy sản đang lớn mạnh tại Mexico, đặc biệt là thức ăn cho cá rô phi chủ yếu nhờ sự mở rộng hoạt động của Acuagranjas Dos Lagos, thuộc Công ty Regal Springs tại miền nam bang Chiapas, Mexico.

mỹ la tinh sản xuất thức ăn thủy sản

Năm 2010, sản lượng thức ăn thủy sản đạt gần 35.000 triệu tấn/năm, nhưng sản lượng năm 2013 đạt 75.000 triệu tấn. Tuy nhiên, hiện các hãng sản xuất tại Mexico lại cùng sản xuất thức ăn cho cá nhiều hơn thức ăn cho tôm – Marcelo Costero, Giám đốc marketing của Vimifos – công ty sản xuất thức ăn cho tôm lớn nhất Mexico cho biết. Cùng đó, ngành sản xuất cá rô phi tại Mexico đang bùng nổ, kéo theo sự phát triển của ngành sản xuất thức ăn. Theo thống kê, năm 2013 Mexico sản xuất 35.000 triệu tấn thức ăn cá rô phi, gần 4.000 triệu tấn thức ăn cá trout, 500 triệu tấn thức ăn cá chép và 500 tấn thức ăn cá da trơn.

 

Thức ăn cho tôm vượt trội

Ngành tôm Ecuador vừa hồi phục sau dịch bệnh đốm trắng xảy ra cách đây 15 năm. Khối lượng xuất khẩu tôm đã tăng gấp đôi từ mức 253 triệu pound năm 1998 lên 474 triệu pound năm 2013. Sản lượng thức ăn nuôi tôm tại Ecuador năm 2013 ước đạt 370.000 triệu tấn, 95% là thức ăn nuôi tôm.

Cùng đó, ngành thức ăn tôm ở Mexico lại có nhiều chuyển biến khác biệt suốt 4 năm qua và chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh đốm trắng và EMS vì 80% thức ăn thủy sản tại Mexico là thức ăn nuôi tôm. Trước đây, thức ăn tôm chiếm 230.000 triệu tấn trên tổng số 260.000 triệu tấn thức ăn thủy sản được sản xuất tại Mexico. Nhưng sau khi bị dịch bệnh tàn phá, sản lượng tôm năm 2013 giảm 1/3, thì thức ăn nuôi tôm cũng giảm mạnh còn 60.000 – 65.000 triệu tấn. 

Tại Ecuador, sản lượng thức ăn nuôi tôm năm 2013 cao hơn năm 2012 khoảng 20%. Tuy nhiên, Velez cho rằng, các nhà sản xuất trong ngành này lại kỳ vọng một tỷ lệ tăng trưởng ổn định khoảng 8 – 10%. Tại Mexico, thì người nuôi tôm lại không đủ vốn, và cần phải tìm ra giải pháp hỗ trợ thích hợp như gây vốn địa phương nhằm giảm gánh nặng nợ nần ngắn hạn và dài hạn cho người nuôi và nhà sản xuất.

 

Thách thức

Thách thức của Ecuador chính là việc làm thế nào để tiếp tục duy trì sự cải tiến trong sản xuất thức ăn thủy sản từ khi 90% tôm nuôi tại Ecuador sử dụng thức ăn sản xuất tại địa phương. Trong khi, thách thức mà các hãng sản xuất tại Mexico đang phải đối mặt lại là nguồn cung nguyên liệu chế biến.

Theo Almazan, nhà sản xuất cần phải biết trước nguồn nguyên liệu sẽ mua để tránh sự thiếu hụt trong sản xuất. Tuy nhiên, NTTS vốn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường hay nhiệt độ, bởi vậy cá hoặc tôm ăn ít hay nhiều hơn cũng đều dẫn tới việc rất khó định lượng trước được nguyên liệu chế biến cần sử dụng. Theo Costero, thách thức chung là làm cách nào để sử dụng bột cá và dầu cá một cách tốt nhất. Áp lực lên hai mặt hàng này đang ngày càng gia tăng và đây chính là những nút thắt của ngành thức ăn thủy sản.

>>  Khi ngành NTTS bùng nổ thì sản xuất thức ăn cũng phát triển mạnh. Chilê, Brazil, Ecuador và Mexico là 4 nước cung cấp thức ăn thủy sản lớn nhất Mỹ Latinh; trong đó, Chilê đứng đầu nhờ ngành công nghiệp cá hồi được mở rộng. Tiếp đến là Brazil, Ecuador – những nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Sau cùng là Mexico – nước nuôi tôm, cá rô phi, cá trout cùng nhiều loại cá biển khác.

 Các hãng sản xuất thức ăn thủy sản tại Chilê cũng đối mặt thách thức tương tự và đang nỗ lực tìm giải pháp. Theo Velez, ngành công nghiệp thức ăn thủy sản tại Ecuador đã phát triển được những công thức thức ăn giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của biển và những sản phẩm bền vững này đã được sử dụng rộng rãi trên thị trường cách đây 10 năm. Almazán cho biết, Mexico đang sản xuất những viên thức ăn siêu nhỏ (Micropellets) kích thước 0,8 – 1 mm làm thức ăn nuôi cá hương hay cá bột. Chỉ có một nhà máy duy nhất tại Mexico đang sản xuất loại thức ăn này và trên toàn thế giới có rất ít các công ty có khả năng sản xuất được loại thức ăn này. Đây là điều đáng tự hào không chỉ của Mexico mà toàn khu vực Mỹ Latinh. Cũng tại Chilê, sử dụng công nghệ tiên tiến đánh giá dinh dưỡng của rau xanh và nguyên liệu động vật cũng như trong việc sản xuất thức ăn viên đã được áp dụng.

Sản xuất thức ăn thủy sản, dù ở Nam Mỹ hay những nơi còn lại của thế giới đều được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, thủy sản tự nhiên đang dần cạn kiệt nên tới năm 2050, những hãng sản xuất thức ăn thủy sản sẽ cần phải cung cấp đủ thức ăn cho lượng tôm cá tương tự khối lượng khai thác hiện nay. Dầu cá có thể được thay thế bằng vi tảo, nhưng nguồn thay thế đạm động vật (bột cá) lại không đơn giản và nó vẫn là những thách thức lớn với ngành thức ăn thủy sản trong tương lai.

>> Ecuador là nước sản xuất thức ăn nuôi tôm hàng đầu tại khu vực, với sản lượng xấp xỉ 3,2 triệu tấn/năm. Trước đây, Mexico đứng ở vị trí thứ 2 nhưng gần đây đã tụt hạng và nhường chỗ cho Brazil. Theo Danny Vélez, Phó Chủ tịch Afaba – Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Ecuador, nước này hiện có 170.000 ha ao nuôi tôm và đang đứng ở vị trí dẫn đầu thế giới.

Mi Lan (tổng hợp)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!