Ninh Thuận: Nhân rộng hiệu quả VietGAP trong nuôi tôm nước lợ

Chưa có đánh giá về bài viết

Hiện nay, Ninh Thuận có tổng diện tích thả nuôi thủy sản là 1.040 ha; trong đó, tôm sú 40 ha, tôm thẻ chân trắng 1.000 ha, tổng sản lượng đạt gần 9.000 tấn/năm.

Nuôi tôm nước lợ đã đem lại hiệu quả cho người nuôi, tuy nhiên, bất cập là việc vẫn còn nhiều hộ sản xuất mang tính tự phát, nhỏ lẻ nên khó kiểm soát dịch bệnh, chất lượng tôm thịt. Để thúc đẩy nghề nuôi tôm nước lợ phát triển bền vững, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Ninh Thuận đã triển khai Dự án Hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm theo tiêu chí VietGAP. Sau 4 năm thực hiện, đến nay, mô hình đã phát huy hiệu quả, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi tôm. Mô hình bắt đầu triển khai từ vụ 1, năm 2011, với quy mô 12 ha.

Nhờ áp dụng VietGAP, năng suất và chất lượng tôm ngày càng được nâng cao – Ảnh: PTC

Từ kết quả vụ đầu, mô hình tiếp tục được duy trì trong những năm tiếp theo. Đến nay, mô hình đã khẳng định được ưu điểm vượt trội, như hạn chế dịch bệnh, năng suất và chất lượng tôm ngày càng được nâng cao.

Với ưu thế của mô hình, ngành thủy sản tỉnh Ninh Thuận đã đặt ra mục tiêu theo lộ trình trong năm 2015; theo đó, 30% diện tích ao nuôi áp dụng kỹ thuật VietGAP, đến năm 2020 tăng lên 80%. Để nhân rộng mô hình, cơ quan chức năng đang tập trung tuyên truyền, hướng dẫn các hộ nuôi nhỏ lẻ liên kết lại theo tổ, nhóm, hợp lực đầu tư cải tạo hạ tầng vùng nuôi trên quy mô công nghiệp để dễ dàng kiểm soát dịch bệnh; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm từ ao nuôi đến thị trường tiêu thụ, lấy doanh nghiệp thu mua, chế biến làm vai trò hạt nhân của các mối liên kết.

Tuấn Khang

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!