T2, 06/07/2020 01:07

Nỗ lực khắc phục khuyến nghị của EU

Chưa có đánh giá về bài viết

Ngày 23/10/2017, EU đã đưa ra 9 khuyến nghị Việt Nam cần phải thực hiện ngay trong 6 tháng (từ 23/10/2017 đến 23/4/2018) để tháo bỏ “thẻ vàng”. Đến nay, theo ghi nhận của Bộ NN&PTNT, hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân đã có nhiều chuyển biến nhờ sự vào cuộc quyết liệt từ Trung ương đến các địa phương.

Ngư dân tham gia khai thác cần tuân thủ những quy định chung Ảnh: Thế Duyệt

Với khuyến nghị sửa đổi khung pháp lý để đảm bảo tuân thủ các quy tắc quốc tế và khu vực áp dụng cho việc bảo tồn và quản lý nguồn lợi thủy sản. Luật Thủy sản 2017 được ban hành (có hiệu lực từ 1/1/2019) đã nội luật hóa tối đa các khuyến nghị của EC về khai thác IUU. Các quy định liên quan đến khai thác IUU được thể hiện trong hầu hết trong các chương, điều của Luật Thủy sản 2017. Cùng đó là việc xây dựng các văn bản dưới Luật để hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản năm 2017; Sửa đổi, ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật khi Luật Thủy sản 2017 chưa có hiệu lực.

Với khuyến nghị đảm bảo thực hiện và thực thi có hiệu quả của pháp luật quốc gia sửa đổi. Việt Nam ban hành các văn bản chỉ đạo các địa phương triển khai các văn bản quy phạm của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, trong đó tập trung triển khai các giải pháp quyết liệt quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép khai thác thủy sản cho tàu cá; kiểm soát chặt chẽ tàu cá xuất, nhập bến; tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển để ngăn chặn, xử lý, xử phạt nghiêm theo quy định đối với tàu cá khai thác IUU, thực hiện việc truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác theo quy định. Tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ, tổ chức 3 lớp tập huấn về công tác chứng nhận, xác nhận sản phẩm thủy sản khai thác (Triển khai Thông tư 02/2018/TT-BNNPTNT) cho 190 cán bộ quản lý của Chi cục Thủy sản, cán bộ quản lý cảng cá và các doanh nghiệp có sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang thị trường các nước có yêu cầu chứng nhận, xác nhận nguồn gốc nguyên liệu sản phẩm từ khai thác. Tổ chức 11 lớp tập huấn cho 2.640 ngư dân về hướng dẫn ghi sổ nhật ký khai thác và các quy định pháp luật về chống khai thác IUU cho ngư dân từ tháng 10/2017 – 31/3/2018. Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức về chống khai thác IUU cho toàn thể xã hội, đặc biệt là các cơ quan quản lý, thực thi pháp luật của 28 tỉnh, thành ven biển, doanh nghiệp và ngư dân. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt khai thác IUU. Bố trí nguồn lực để chống khai thác IUU…

Khắc phục những thiếu sót đã được xác định trong thanh tra, kiểm soát và giám sát (MCS) liên quan đến các yêu cầu đặt ra của các quy định quốc tế và khu vực cũng như trong khuôn khổ hệ thống chứng nhận khai thác. Việt Nam đã khắc phục những thiếu sót đã được xác định trong tuần tra, kiểm tra, thanh tra hoạt động tàu cá trên biển; tại cảng; trong quản lý thông tin tàu cá; Tăng cường công tác phối hợp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển giữa lực lượng kiểm ngư với các lực lượng chấp pháp trên biển khác như Cảnh sát Biển, Bộ đội Biên phòng, lực lượng Hải quân.

Tăng cường quản lý và cải tiến hệ thống đăng ký và cấp phép khai thác. Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn quốc về đăng ký, đăng kiểm, cấp phép khai thác và chia sẻ dữ liệu giữa các địa phương. Phần mềm VNFISHBASE đã kết nối và vận hành tại 8 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Sóc Trăng, Cà Mau phục vụ cho công tác quản lý nghề cá. Hiện, đang triển khai mở rộng đến 28 tỉnh ven biển, chạy demo trong tháng 4/2018. Phối hợp với SEAFDEC hoàn thiện hồ sơ dữ liệu để quản lý tàu cá có chiều dài lớn hơn 24 mét ở cấp khu vực Đông Nam Á.

Với khuyến nghị về cân bằng năng lực khai thác và chính sách phát triển tàu cá, từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã thực hiện điều tra tổng thể nguồn lợi thủy sản trên toàn vùng biển Việt Nam (nhiệm vụ số 8, Đề án 47); đến hết năm 2017 kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã đưa ra được số liệu về trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi của một số nhóm đối tượng khai thác chính (cá nổi lớn, cá nổi nhỏ, hải sản tầng đáy) để quy hoạch cường lực khai thác.

Việt Nam cũng thực hiện việc tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản và thực hiện tất cả các bước cần thiết, phù hợp với luật pháp quốc tế; Ngăn chặn các sản phẩm thủy sản đánh bắt bất hợp pháp được buôn bán và nhập khẩu vào lãnh thổ.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện và triển khai có hiệu quả nhiều hợp tác song phương và đa phương; tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế chống khai thác IUU như Kế hoạch hành động khu vực về chống đánh bắt thủy sản trái phép (RPOA-IUU), WCPFC, CCAMRL. Đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ thu thập và báo cáo số liệu cho tổ chức RFMOs (Các tổ chức quản lý nghề cá khu vực). Từ năm 2010 – 2017, WCPFC hỗ trợ Việt Nam tham gia và thực hiện dự án quản lý nghề cá đại dương khu vực Tây Thái Bình Dương – Đông Á phục vụ cho công tác thu thập và báo cáo số liệu theo quy định của WCPFC.

Vân Anh

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!