T2, 06/07/2020 12:15

Oxfam – Icafis: Đồng hành cùng tôm Sóc Trăng

Chưa có đánh giá về bài viết

Đó là nhận định của ông Trần Đình Luân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng trong cuộc trò chuyện với PV Thủy sản Việt Nam về Dự án “Liên kết chuỗi giá trị ngành tôm” do Oxfam và Icafis đang triển khai.

ông trần đình luân phó giám đốc sở nn&ptnt sóc trăngĐược biết, một trong những mục tiêu chính yếu của ngành NN&PTNT Sóc Trăng những năm tới là phát triển bền vững theo hướng liên kết chuỗi giá trị. Ông có thể nói rõ hơn về định hướng này riêng với lĩnh vực thủy sản?

Đối với việc nuôi tôm, người dân, doanh nghiệp và các nhà quản lý đều cho rằng liên kết chuỗi là vô cùng quan trọng. Cuối tháng 6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó tái cấu trúc sản xuất. Theo đó, chúng ta phải liên kết lại thành các tổ hợp tác, hợp tác xã là một phần thiết yếu trong Quyết định này. Sau một thời gian hoạt động của các mô hình hợp tác (gần 120 tổ hợp tác và 20 hợp tác xã), bà con rất phấn khởi vì việc được cùng nhau tập huấn, chia sẻ kỹ thuật nuôi, về sử dụng thức ăn và thuốc, đã có những hiệu quả rõ rệt. Cá nhân tôi nói riêng và UBND tỉnh Sóc Trăng nói chung luôn khuyến khích bà con hình thành tổ hợp tác, lớn hơn nữa thì thành lập hợp tác xã nhằm nâng cao năng suất nuôi không chỉ vì lợi ích riêng từng cá nhân mà còn là lợi ích chung của cả cộng đồng.

Cũng may là đến thời điểm này, sau một thời gian ngắn chứng kiến những hoạt động và hiệu quả mà tổ hợp tác mang lại, đã có nhiều hộ muốn tham gia vào tổ hợp tác nhưng theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh, làm đến đâu phải chắc đến đó, thành lập tổ hợp tác đã khó nhưng duy trì và phát triển nó còn khó hơn rất nhiều. Chính vì thế, các lãnh đạo mong muốn các tổ chức như Oxfam, Icafis… hãy luôn đồng hành, là cầu nối tốt giữa doanh nghiệp và bà con. Giúp họ tìm được tiếng nói chung, đồng thuận trong quá trình sản xuất và tiêu thụ tôm.

oxfam icafis đồng hành cùng tôm sóc trăng

Liên kết tổ hợp tác nâng cao năng suất nuôi – Ảnh: Gia Bảo

Trong liên kết chuỗi giá trị ngành thủy sản, theo ông, vai trò của doanh nghiệp, người nông dân, cơ quan quản lý nhà nước, được xác định như thế nào?

Theo tôi, trong liên kết chuỗi, vai trò của doanh nghiệp sẽ định hình được thị trường ở đâu, sản phầm gì, chất lượng như thế nào cho nên vai trò của doanh nghiệp là rất lớn trong chuỗi giá trị. Tuy nhiên, việc tổ chức dưới cơ sở cho người dân, doanh nghiệp rất khó làm được điều đó. Lúc này, sự có mặt của cơ quan quản lý nhà nước có vai trò rất lớn trong việc tập huấn, hướng dẫn, đào tạo để người dân làm đúng theo quy trình để ra sản phẩm chất lượng.

 

Biến đổi khí hậu và hạn mặn xâm nhập đang tác động rất lớn tới nông nghiệp nói chung, thủy sản nói riêng. Trên địa bàn Sóc Trăng, giải pháp mà tỉnh hướng tới là gì, thưa ông?

Độ mặn tăng cao quá, nắng nóng, nhiệt độ tăng quá cao và tăng, giảm nhưng lại không ổn định, lúc tăng quá cao (theo khảo sát, có thể tăng đến 20C trong vòng 1 tuần) hoặc xuống bất ngờ gây sốc rất lớn cho tôm thì ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi tôm của bà con. Với những hộ không trữ nước, việc ứng biến với biến đổi khí hậu này ảnh hưởng lớn đến diện tích thả nuôi và năng suất năm nay. Theo tình hình này, dự kiến năng suất sẽ giảm hơn so với năm 2015.

>> Oxfam – Icafis mang chuyên gia về với bà con nuôi tôm

 “Tôi nhận thấy hiệu quả, lợi thế lớn mà các tổ chức NGOs (Oxfam, WWF cùng Trung tâm hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản bền vững – Icafis) mang về cho tỉnh Sóc Trăng là kết nối những chuyên gia giỏi về đào tạo cho bà con mà nếu trong khuôn khổ của địa phương thì không thể có điều kiện tiếp cận thông tin về khoa học và kiến thức mới đó. Theo đó, sản xuất ổn định, đời sống được nâng lên theo”.

Nga Nguyễn (Thực hiện)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!