Phạt đến 200 triệu đồng về vi phạm hành chính lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Chưa có đánh giá về bài viết

Đây là quy định mới của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại Nghị định số 64/2018/NĐ-CP mới ban hành.

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Theo quy định tại Nghị định này, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản quy bao gồm: Vi phạm quy định theo Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản, gồm các vi phạm về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản; mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản; nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản; khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản quá hạn sử dụng; sử dụng kháng sinh, chất cấm trong sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản; sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; vi phạm c ác quy định về quản lý và bảo tồn gen vật nuôi; khai thác và bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm; khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi mới; sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi; quản lý chất lượng giống vật nuôi.

Ngoài ra, các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Thời hiệu xử phạt hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản là 1 năm, trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 2 năm. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực giống vật nuôi đối với cá nhân vi phạm là 50 triệu đồng, đối với tổ chức vi phạm là 100 triệu đồng. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản đối với cá nhân vi phạm là 100 triệu đồng, đối với tổ chức vi phạm là 200 triệu đồng. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22/6/2018.

Linh Anh

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!