T2, 06/07/2020 11:07

Phát huy lợi thế biển

Chưa có đánh giá về bài viết

Với lợi thế mặt nước không quá sâu, kín gió, những năm qua, người dân ở huyện đảo Phú Quý đã chú trọng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản như nuôi cá mú, cá bớp, tôm hùm lồng. Hiện nay, một số đối tượng nuôi mới, có giá trị kinh tế rất cao cũng được ương nuôi thử nghiệm.

Đầu tư trọng điểm

Các cơ quan chức năng ở huyện Phú Quý đã quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản ven bờ của địa phương với diện tích hơn 14 ha. Trong vùng quy hoạch này có 40 hộ gia đình tổ chức ương nuôi cá mú, cá bớp, tôm hùm thương phẩm với sản lượng ước khoảng 30 tấn/năm. Hiện, dù giá cá mú đã giảm mạnh song vẫn ở mức 250 – 300 nghìn đồng/kg. Với mức giá này người nuôi có kỹ thuật tốt, ít hao hụt vẫn có lãi cao.

Sản lượng khai thác hải sản bình quân hàng năm đạt trên 23 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm đạt 2,43 triệu USD, thu ngân sách hàng năm đạt trung bình 34,1 tỷ đồng, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1,26%, các công trình dân sinh kinh tế tiếp tục được tập trung đẩy nhanh tiến độ. Nhân dân đã nhận thức được tầm quan trọng và tích cực tham gia phong trào thi đua “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”, chất lượng y tế, giáo dục từng bước được nâng lên, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đối tượng triển vọng

Cá chim vây vàng có giá trị kinh tế cao, là một trong những loài cá nuôi quan trọng ở vùng biển miền Nam Trung Quốc và một số nơi khác như: Philippines, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore… Đây là loài cá được nhiều người ưa thích, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, sử dụng tốt thức ăn công nghiệp, tốc độ sinh trưởng nhanh, thích hợp cho nuôi lồng bè trên biển và nuôi trong các ao đầm nước mặn lợ.

Mô hình cá chim vây vàng được Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận nuôi thử nghiệm đầu tiên tại huyện đảo Phú Quý. Mô hình được thực hiện từ năm 2013, đến nay, cá nuôi trong bè đã được 10 tháng tuổi, tỷ lệ sống ước đạt 55%, cỡ cá thu hoạch > 0,4 kg/con; mức lợi nhuận thu lại cho 1 hộ nuôi thực hiện mô hình (40 m3 lồng) hơn 10 triệu đồng.

Thành quả trên là tín hiệu đáng mừng với người dân trên đảo Phú Quý nói riêng và nhân dân Bình Thuận nói chung. Vì việc đưa loài cá có đặc tính kinh tế, chất lượng thịt thơm ngon, khả năng kháng bệnh cao, chóng lớn, đã thêm sự lựa chọn cho các hộ nuôi, đa dạng hóa sự lựa chọn cho nghề nuôi. Bên cạnh, tỷ lệ sống đạt trên 55% là một thành công cho mô hình thử nghiệm, thiết nghĩ người dân huyện đảo và các hộ nuôi cá lồng bè cần có nhiều giống nuôi mới để lựa chọn, vì hiện tại các đối tượng đang nuôi đều dựa trên nguồn đánh bắt tự nhiên hoặc vận chuyển xa từ các tỉnh khác về. Vì thế, hướng đầu tư, xây dựng các cơ sở sản xuất, ương giống cá nước lợ, mặn của cấp quản lý ngành sẽ đáp ứng nhiều mong mỏi của người nuôi.

>> Sản lượng khai thác hải sản bình quân hàng năm của Phú Quý đạt trên 23 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu 2,43 triệu USD, thu ngân sách trung bình 34,1 tỷ đồng, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1,26%, các công trình dân sinh kinh tế tiếp tục được tập trung đẩy nhanh tiến độ.

Ngọc Hân

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!