Phát triển ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu

Chưa có đánh giá về bài viết

Chuyển đổi mô hình, phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng BĐKH là chủ đề của Hội nghị do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và Trịnh Đình Dũng đồng chủ trì diễn ra trong hai ngày 26 và 27/9 tại TP Cần Thơ.

Hội nghị về phát triển bền vũng DBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu diễn ra tại Cần Thơ

Hội nghị về phát triển bền vũng DBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu diễn ra tại Cần Thơ

Hội nghị có sự tham gia của hơn 500 đại biểu của các Ban, Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh tầm quan trọng của vùng ĐBSCL trong việc sản xuất lúa gạo, thủy sản và trái cây đối với cả nước và thế giới. Tính đến tháng 4/2017, ĐBSCL đóng góp 54% sản lượng lúa, 70% lượng thủy sản nuôi trồng, 36,5 lượng trái cây, cung cấp 90% sản lượng lúa gạo xuất khẩu và 65% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, ĐBSCL là một trong bốn đồng bằng bị tác động mạnh nhất do BĐKH, nước biển dâng. ĐBSCL đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều tác động nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, khí hậu cực đoan, khai thác và sử dụng nước ở thượng nguồn sông Mê Kông và các hoạt động nhân sinh khác, cũng như từ bản thân mô hình phát triển thiếu tính tổng thể, gắn kết nội tại trong vùng, quản lý nhà nước còn bất cập, thừa chồng chéo, thiếu phối hợp.

Theo đó, để định hình chuyển đổi mô hình phát triển ĐBSCL theo hướng phát triển bền vững, thích ứng BĐKH; Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các đại biểu Bộ, ngành, địa phương cần đổi mới mạnh mẽ trong tư duy, tiếp cận theo hướng mở, hiện đại, lấy tri thức khoa học công nghệ làm nền tảng; tập trung vào 4 chính sách quan trọng là phân tích, nhận diện đầy đủ các thách thức do BĐKH, quá trình phát triển nội tại của vùng ĐBSCL, các hoạt động sử dụng nguồn nước ở thượng nguồn; Dự báo các xu hướng tác động chính, nhận diện các cơ hội trong ngắn hạn và dài hạn làm cơ sở cho định hình mô hình phát triển vùng ĐBSCL và các định hướng chuyển đổi lớn; Thảo luận và đề xuất các cơ chế sách mới mang tính đột phá nhằm tận dụng cơ hội thách thức, thúc đẩy quá trình chuyển đổi, phát triển bền vững ĐBSCL; Xác định các dự án, nhóm nhiệm vụ quan trọng, lộ trình quan trọng thực hiện phù hợp  trong tổng thể  phát triển toàn vùng…. 

Ngọc Trinh

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!