Philippines: Định hướng sản xuất và phát triển ngành tôm

Chưa có đánh giá về bài viết

Nhờ chiến lược thống nhất sản xuất và tăng trưởng, ngành tôm của Philippines đang dần lớn mạnh và có nhiều tín hiệu lạc quan để mở rộng sản xuất với nhu cầu tiêu thụ cao hơn và một phân khúc thị trường phù hợp.

Sản lượng tôm nuôi ở Philippines ngày càng tăng   Ảnh: ST

Sản lượng tôm nuôi ở Philippines ngày càng tăng Ảnh: ST

Tăng trưởng hợp lý

Ngành tôm Philippines đang dần thay da đổi thịt khi sản xuất ngày càng tăng. Theo Tổng cục Thống kê Philippines, sản lượng tôm năm 2016 đạt 59.655 tấn. Trung tâm Luzon và bắc Mindanao là những khu vực ghi nhận mức tăng trưởng nổi trội nhất. Cơ quan Nghề cá và Nguồn lợi thủy sản Philippines (BFAR) cũng đặt mục tiêu tăng trưởng sản lượng thường niên 2% đến năm 2022 nhờ chương trình phát triển của cơ quan này. Giá tôm hiện đã cao hơn và giữ ở mức ổn định (165 PHP/kg so mức 130 PHP/kg cỡ 10 g của năm 2016). Nhu cầu tiêu thụ tại thị trường nội địa cũng đang tăng. Phân khúc thị trường chế biến cũng chuyển biến tích cực hơn so tình hình năm 2015. Năm 2016, xuất khẩu tôm đông lạnh của Philippines tăng lên 6.333 tấn, trị giá 42 triệu USD. Tuy nhiên, chi phí năng lượng và hậu cần vẫn cao hơn các quốc gia Đông Nam Á nên bước tiếp theo Philippines sẽ tập trung tăng sản lượng hiệu quả để duy trì cạnh tranh.

Chủ đề của Hội nghị ngành tôm quốc gia lần thứ 11 được tổ chức tại TP Bacolod, Negros vào tháng 11 năm ngoái cũng vạch ra hướng phát triển của ngành tôm Philippines là bền vững và nâng cao sản lượng song song tăng trưởng hợp lý. Tại Hội nghị, nhiều chuyên gia đã đưa ra giải pháp cải thiện nguồn cung để đưa ngành tôm phát triển theo hướng nâng cao sản lượng và tăng trưởng hiệu quả.

Roberto A Gatuslao, Giám đốc Công ty PhilShrimp cho biết, hậu thu hoạch, đa phần người nuôi tôm tại Philippines đều mong muốn cải thiện điều kiện và thỏa mãn nhu cầu thị trường. Thời gian tới, người nuôi sẽ phải liên kết chặt chẽ với nhau, quan tâm nhiều hơn tới các hộ nuôi vừa và nhỏ để nuôi tôm thâm canh với chi phí thấp. Theo Marfenio Y Tan, một hộ nuôi tôm tại Saragani, Mindanao có thâm niên 38 năm trong nghề, ngành tôm tại đây đang lớn mạnh như là một lĩnh vực kinh doanh thương mại, tạo nhiều việc làm và cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, thị trường nội địa lại nhỏ và sức cạnh tranh kém. Do đó, ngành tôm cần phải cải thiện sự phát triển đồng đều theo vùng và quốc tế và coi công nghệ là chìa khóa, sử dụng chế phẩm sinh học cải thiện năng suất, chủ động ngăn chặn dịch bệnh và nâng cao dịch vụ phân tích, dự báo thị trường.

Hồi sinh ngành tôm sú

Các trại nuôi tôm sú vẫn phụ thuộc vào nguồn con giống từ tôm bố mẹ tự. nhiên. Hiện, Philippines có trại tôm sú quy mô lớn và nhỏ, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Để hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản, Cơ quan Khoa học và Công nghệ Phillipines (DOST) đã trợ giúp doanh nghiệp nuôi tôm sú nhỏ và vừa qua chương trình hồi sinh ngành tôm sú “Oplan Balik Sugpo”, hợp tác với Trung tâm Phát triển thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD). Đại diện cho AQD, TS Dan Balia chia sẻ, chương trình này tập trung vào gia hóa tôm bố mẹ và sản xuất tôm post từ các giống bản địa với mục tiêu sản xuất thành công tôm bố mẹ sạch bệnh và tôm post kháng bệnh. Các chuyên gia cũng hợp tác với Thái Lan và Hawaii để thực hiện tham vọng tự chủ nguồn cung giống tôm sú bố mẹ vì quá trình này thành công cũng phải mất nhiều năm.

Theo BFAR, có 510 trại nuôi đăng ký nuôi tôm thẻ chân trắng hoặc tôm sú trong năm 2016. Hầu hết những trại mới đều tập trung tại Mindanao với cơ sở hạ tầng sẵn có tại Visayas. Có 29 trại được công nhận sản xuất tôm post từ tôm bố mẹ sạch bệnh, chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ. Hiện, nông dân đang nuôi tôm quảng canh với mật độ 1 – 5 PL/m2 từ tôm post sản xuất tại gia trại bằng ao nuôi tôm bố mẹ. Những tôm post này (PL8 – 10) giá 1,60 USD/1.000 PL còn tôm post PL10 giá 5 USD/1.000 PL. BFRA khuyến nghị, nông dân thả nuôi tôm post PL12. Từ năm 2013, trong chiến dịch ngăn chặn dịch bệnh EMS và các loại bệnh khác trên tôm, BFRA đã cấm nhập khẩu tôm sống từ các nước Đông Nam Á và Trung Quốc.

Đặc thù của các ao nuôi tôm giai đoạn tăng trưởng tại Philippines là lót bạt và có bể chứa chất thải tôm. Mật độ nuôi thả tôm đa dạng tùy cơ sở hạ tầng ao nuôi, thông thường dao động 80 – 200 PL/m2, năng suất 30 – 40 tấn/ha ao lót bạt. Những trại nuôi tôm thường xuyên có 3 vụ thu hoạch. Vụ đầu tiên sau vụ 2 từ 2 đến 3 tháng để sản xuất tôm 15 – 18 g/con hoặc một số ao vẫn nuôi đến khi tôm đạt 40 g/con mới thu hoạch.

Câu chuyện thành công và nuôi ghép

Conde Mascado, một nông dân nuôi tôm ở Mati, Davao cho biết, đã theo nghề nuôi tôm từ năm 2012 với quy mô nhỏ 0,5 ha và 20.000 tôm post mật độ 4 PL/m2. Năm đầu tiên thua lỗ do dịch bệnh đốm trắng (WSSV). Những năm sau, nhờ hỗ trợ kỹ thuật từ Tập đoàn Charoen Pokphand Foods Philippines và BFRA, ông dần chuyển sang nuôi tôm thâm canh. Hiện, nhóm nuôi tôm của ông có 64 nông dân, tổng diện tích 100 ha, và cùng thành lập Hợp tác xã nuôi tôm Dahican.

Erwin D.Enriquez tại trại nuôi Aquafarm cũng vận hành trại nuôi hiệu quả theo hệ thống thâm canh truyền thống tại Hagonoy, Bulacan. Cá măng là đối tượng nuôi chủ lực, còn tôm được nuôi ghép để tăng thêm thu nhập. Ban đầu, cá măng và tôm thẻ chân trắng được thả nuôi ở ao khác nhau từ 1 đến 3 tuần. Từ tuần thứ 2, cá măng và tôm được chuyển sang ao nuôi tăng trưởng cùng lúc. Mật độ 5 – 7 ấu trùng/m2, thời gian 75 – 90 ngày, thu hoạch tôm 12 – 30 g/con. Tôm được thu hoạch một phần sau 2,5 tháng hoặc khi tôm đạt cỡ 12 g/con. Sản lượng tôm đạt tổng 150 – 250 kg/ha và sau 3 vụ nuôi/năm, sẽ tăng lợi nhuận lên 40% cho người nuôi. Trong nuôi ghép với cá rô phi tại Pampanga, Philip Naguit nói rằng cá rô phi là đối tượng chủ lực nhưng tôm góp phần gia tăng lợi nhuận tới 70%.

>> Vào mùa lạnh (tháng 11 và tháng 2), các trại nuôi nhỏ vẫn tiếp tục nuôi tôm ghép rô phi hoặc chỉ nuôi cá rô phi. Do vậy, giá tôm tại Philippines thường tăng cao từ tháng 11 đến tháng 4. Hiện, khoảng cách giá tôm nội địa và xuất khẩu đang dần thu hẹp, tuy nhiên, virus WSSV tiếp tục là mối đe dọa chính với các trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú.

Tuấn Anh (Theo Aquacultureasiapacific)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!