Sóc Trăng: Đề xuất giải pháp nuôi tôm thích ứng điều kiện hạn, mặn

Chưa có đánh giá về bài viết

Trong những tháng đầu năm, tình hình thả nuôi trên địa bàn tỉnh tương đối chậm đạt 4.919 ha, chiếm 11,38% kế hoạch thả nuôi và chỉ bằng 91,4% so cùng kỳ năm 2015.

Thống kê của Chi cục Thủy sản Sóc Trăng cho thấy, 3 tháng đầu năm, toàn tỉnh thả nuôi 4.914,4 ha tương ứng 1.870 triệu tôm giống, đạt 11,38% kế hoạch thả nuôi và bằng 91,4% so cùng kỳ năm 2015.

Vụ nuôi tôm nước lợ năm 2016 của tỉnh Sóc Trăng được khuyến cáo được bắt đầu từ 1/12/2015 đến hết 30/9/2016 (trong đó ngừng thả giống vào tháng 3 và tháng 4 để hạn chế dịch bệnh hoại tử gan tụy và đốm trắng). Nhưng do tình hình thời tiết nắng nóng, khô hạn và độ mặn tăng cao, thiếu nước ngọt bổ sung vào ao nuôi, nên người nuôi khá e dè trong việc thả nuôi.

Diện tích tôm nuôi đã thu hoạch 386,8 ha chiếm 7,9% diện tích thả (3.316,6 ha) đạt sản lượng 1.981,7 tấn. Tuy nhiên, diện tích thiệt hại 474,9 ha chiếm 7,9%; trong đó, bệnh đốm trắng chiếm 27%, hoại tử gan tụy cấp chiếm 23,7% và thiệt hại do môi trường chiếm 49,3%.

giải pháp nuôi tôm thích ứng điều kiện hạn mặn

Mô hình tôm – lúa thích ứng điều kiện hạn, mặn – Ảnh:Thanh Ngân

Trước diễn biến của tình hình xâm nhập mặn, để đảm bảo sản xuất ổn định, đạt sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, ngành chức năng địa phương khuyến cáo bà con một số giải pháp sau:

+ Đối với vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh: Theo phương án lấy nước vào hết diện tích, thả thăm dò, vận dụng mô hình ương nuôi 2 giai đoạn để hạn chế dịch bệnh, dễ quản lý, giảm chi phí sản xuất và duy trì tốt sản lượng. Đồng thời, mô hình này còn vận dụng các khâu kỹ thuật như lồng ghép các loại cá rô phi, chẽm, kèo… và có kiểm soát tổng vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio.

+ Đẩy mạnh các hình thức nuôi khác để bù đắp sản lượng: Tập trung sản xuất theo mô hình tôm – lúa; các mô hình nuôi đa dạng sinh học như cá bống bớp, kèo, chẽm… mà theo thực tế trên địa bàn đang có hướng dịch chuyển, cụ thể hiện nay một số vùng nuôi trong tỉnh đã phát triển gần 1.000 ha.

Cùng đó, ngành chức năng cũng khuyến cáo, cần theo dõi diễn biến tình hình xâm nhập mặn và hướng dẫn người nuôi thời điểm có thể lấy nước và phương pháp xử lý nước khi độ mặn thích hợp; tăng cường tuyên truyền về kỹ thuật nuôi và nhân rộng mô hình hiệu quả, nhất là các mô hình áp dụng quy phạm VietGAP trong nuôi tôm…

Mỹ Yến - Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!