Sử dụng hóa chất diệt ốc trong ao tôm

Chưa có đánh giá về bài viết

Trong ao (vuông) nuôi tôm, loại ốc hay xuất hiện là ốc đinh. Để hạn chế và tiêu diệt loại ốc này, cần đồng thời lưu ý một số điểm.

Tác hại của ốc

Ốc trong ao có khả năng là vật trung gian mang nhiều loại bệnh truyền cho tôm; ốc có khả năng cạnh tranh về thức ăn, môi trường sống với tôm. Đặc biệt, nếu ốc nhiều sẽ dẫn tới hiện tượng tụt kiềm trong ao vì ốc hấp thụ canxi trong nước, điều này có thể làm cho tôm bị thiếu canxi, mềm vỏ, khó lột xác.

Bón vôi, phơi khô ao tiêu diệt ốc và trứng ốc – Ảnh: Trần Út

 

Cách phòng trị ốc

– Cải tạo ao thật tốt, bón vôi phơi khô ao, đảm bảo tiêu diệt hết ốc và trứng ốc.

– Lấy nước lúc nước lớn, sử dụng lưới lọc nước cẩn thận trước khi cấp vào ao. Túi làm bằng vải cotton, may 2 lớp, chiều dài 8 – 10 m, đường kính 0,6 m.

– Nước được để trong ao lắng 5 – 7 ngày cho trứng và ấu trùng nở ra hết rồi xử lý nước bằng Chlorine 10 – 15 (kg) lít/1.000 m3 hoặc Formol 20 – 30 lít/1.000 m3. Sau đó để chờ 24 – 48 giờ bơm sang ao nuôi. Trước khi bơm phải bắt tôm vào thử, đảm bảo các chất này đã phân huỷ hoặc bay hơi hết.

– Trong quá trình nuôi, nếu có ốc phải tìm cách vớt định kỳ (chú ý không để đục nước). Bắt ốc theo cách thủ công như sau: Cần xem tập tính ăn của ốc thế nào, chúng hoạt động mạnh vào giờ nào trong ngày và thường tập trung ở phần đáy ao hay bờ ao; sau đó thử rải mồi nhử cho chúng lên bờ ao rồi dùng vợt hoặc tay để bắt.

Dùng vó để bắt ốc bằng cách cho thức ăn vụn (nhỏ hơn cỡ thức ăn của tôm) vào vó, chờ ốc vào ăn, vớt lên và bắt dần hoặc dùng các tấm phên tre đặt quanh ao nuôi. Ốc rất thích bám vào giá thể này nhưng lưu ý ban đầu phải quan sát xem có làm ảnh hưởng đến tôm hay không.

Hàng ngày kiểm tra và bắt ốc, cách bắt này tương đối hiệu quả trong các ao đang nuôi tôm.

Thanh Thủy

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!