Tạo lực đẩy cho nuôi thủy sản nội đồng

Chưa có đánh giá về bài viết

Ngoài con tôm nước lợ, vùng ĐBSCL còn có điều kiện rất thuận lợi để nuôi các loài thủy sản nước ngọt. Hiện nay, một số đối tượng mới được nông dân đưa vào nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Đây sẽ là tiềm năng lớn nếu được đầu tư phát triển hợp lý.


Phát triển nuôi thủy sản tại ĐBSCL 

Sản lượng tốt, giá bán cao

Thực tế, nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở ĐBSCL đã trở thành một nghề sản xuất truyền thống của các cộng đồng dân cư và từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn và ven biển… Khu vực này có tiềm năng phát triển NTTS to lớn với ưu thế phát triển nuôi thủy sản nước lợ ven biển, chủ yếu là nuôi tôm. Ngoài ra, vùng nội đồng còn thích hợp với nuôi các loài cá có thể chịu được môi trường phèn đục và các loài động vật thân mềm, giáp xác nước lợ, nước ngọt.

Tại Sóc Trăng, sau những thiệt hại nặng của nghề nuôi tôm nước lợ vì dịch bệnh EMS, nông dân vùng mặn lợ bắt đầu quan tâm đưa vào nuôi một số đối tượng thủy sản mới, như: cá chẽm, cá kèo, cá dứa, cá lóc, cua biển, cá chạch quế, cá rô phi đơn tính… Dù diện tích nuôi các đối tượng trên chưa nhiều, nhưng hiệu quả bước đầu rất khả quan và có khả năng nhân rộng.

Anh Võ Điền Trung Dũng, chủ trang trại nuôi cá chẽm lâu năm ở huyện Trần Đề, khẳng định: “Mặc dù giá cá chẽm thấp hơn tôm nước lợ vài chục nghìn đồng/kg nhưng bù lại năng suất cá chẽm rất cao, có thể đạt đến 100 tấn/ha, còn bình quân vào khoảng 40 – 60 tấn/ha, nên giá trị của nó không thua kém gì con tôm nước lợ trên cùng đơn vị diện tích”. Anh Phạm Văn Sẻn, người có gần 20 ha nuôi cá chẽm ở HTX Hòa Nhân, xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu, cho biết: “Nếu giá cá chẽm ở mức 85.000 đồng/kg như năm nay, người nuôi chỉ cần đạt năng suất 40 tấn/ha là có lợi nhuận tiền tỷ, vì giá thành mỗi ký cá chẽm sau 10 tháng nuôi bình quân 55.000 – 65.000 đồng”.

Cũng tương đối dễ nuôi và có giá bán không thua gì cá chẽm là con cá kèo. Năm nay, giá cá kèo thương phẩm cao nên đa số người nuôi cá kèo ở Sóc Trăng đều lãi đậm. Tuy năng suất bình quân hiện chỉ đạt khoảng 15 tấn/ha nhưng nhờ giá bán lên đến 100.000 đồng/kg, nên mỗi ký cá kèo người nuôi có lãi 35.000 – 40.000 đồng. Anh Sẻn cho biết thêm: “Với giá bán như năm nay thì lợi nhuận từ nuôi cá kèo coi như ăn đứt con tôm nước lợ. Tôi thấy đây cũng là một đối tượng nuôi rất tiềm năng cho vùng mặn lợ”.

Ngoài hai đối tượng trên, tại vùng mặn, lợ của Sóc Trăng, nông dân còn nuôi cá lóc, cá dứa, chim vây vàng, rô phi đơn tính, chạch quế… và phần lớn đều có lợi nhuận cao. Là người nuôi nhiều đối tượng cá khác nhau, anh Sẻn nhận xét: “Ai cũng nghĩ con cá lóc chỉ nuôi được ở môi trường nước ngọt, nhưng thật ra tôi nuôi ở độ mặn lên đến 8‰ cá vẫn sống khỏe re và đặc biệt là rất ít bị bệnh ngoài da như nuôi nước ngọt. Năm nay giá cá lóc dao động ở mức 36.000 – 38.000 đồng/kg, nên hiệu quả nghề nuôi cũng rất cao”. Còn anh Dũng thì cho biết thêm: “Hai năm nay tôi bắt đầu nuôi thêm con cá chim vây vàng và thấy cũng rất hiệu quả, nên tôi tiếp tục duy trì nuôi loại cá này song song với con cá chẽm”.

Cùng đó, mặc dù diện tích thả nuôi hiện chưa nhiều, nhưng tại các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau… nông dân bắt đầu làm quen với con cá dứa. Giá bán cá dứa bình quân từ 150.000 đồng/kg trở lên nên người nuôi có lãi 40.000 – 50.000 đồng/kg. Cá rô phi đơn tính cũng bắt đầu được đưa vào nuôi công nghiệp theo quy trình Israel tại trang trại nuôi của anh Trần Trọng Khiên ở huyện Trần Đề và bước đầu cho thấy rất khả quan.

Thúc đẩy phát triển

Không chỉ có Sóc Trăng, một số tỉnh vùng mặn lợ trong khu vực ĐBSCL cũng bắt đầu chú trọng hơn đến những đối tượng nuôi mới trong vùng nội đồng. Tại Bạc Liêu, bên cạnh sự thành công của con tôm càng xanh, nghề nuôi cá chình cũng bắt đầu phát triển và có sự liên kết với doanh nghiệp nước ngoài trong việc chuyển giao kỹ thuật sản xuất con giống, xây dựng nhà máy chế biến thức ăn, kỹ thuật chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm. Với giá bán cá chình loại I dao động từ 400.000 đồng đến trên 500.000 đồng/kg, con cá chình nhận được sự quan tâm không chỉ nông dân tỉnh Bạc Liêu mà còn ở Cà Mau, Sóc Trăng…

/kg0hưng rãphát triểnnmỗi nam.ối ưu, chính vì vậy, nhiều năm qua, tôi đều sử dụng thức ăn tôm của việc lựa chọn sản phẩm thức ănLâu nay, mỗi khi nói đến cua biển, người tiêu dùng luôn tính nhiệm cua biển Cà Mau, nên nghề nuôi cua biển nơi đây khá phát triển, nhưng chủ yếu vẫn nuôi theo hình thức quảng canh hay nuôi ghép với tôm nước lợ. Con cua biển khá phổ biến tại các tỉnh vùng bán đảo Cà Mau như: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng với mức lợi nhuận bình quân 60 – 100 triệu đồng/ha/năm.

Sự đa dạng này cho thấy tiềm năng phát triển nghề nuôi thủy sản vùng mặn lợ khu vực ĐBSCL là rất lớn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ngoài con tôm nước lợ, các đối tượng còn lại chỉ được nuôi với diện tích còn khá khiêm tốn, năng suất và sản lượng chưa cao. Một trong những nguyên nhân hạn chế là do chưa chủ động con giống, chưa có thị trường ổn định. Nếu khắc phục được những bất cập này, nghề nuôi thủy sản vùng mặn lợ ĐBSCL không chỉ có sự đa dạng về giống loài mà còn nâng cao được sản lượng và giá trị, đóng góp nhiều hơn vào kim ngạch xuất khẩu và kinh tế các địa phương trong vùng.

>> Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, trong phát triển nuôi thủy sản tại ĐBSCL, thì riêng tiểu vùng ven biển ĐBSCL bị ảnh hưởng nhiều nhất trong điều kiện biến đổi khí hậu sẽ là vùng trọng điểm chuyên canh về nuôi trồng thủy sản của cả nước, cần mạnh dạn chuyển đổi sang thủy sản chuyên canh bền vững chống chịu với biến đổi khí hậu kết hợp với phục hồi rừng ngập mặn.

Mai Trường

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!