T2, 06/07/2020 12:40

Tập đoàn Olmix: Nỗ lực vì sản xuất thủy sản bền vững

Chưa có đánh giá về bài viết

Trong hai ngày 27 – 28/4/2017, Tập đoàn Olmix đã tổ chức thành công Hội nghị quốc tế về sức khỏe và dinh dưỡng lần thứ 3 tại Quảng Châu, Trung Quốc. Đây là cơ hội để các nhà nghiên cứu, chuyên gia trao đổi ý kiến về những gì cần được giải quyết cho tương lai ngành nuôi trồng thủy sản.


Tìm cách thay thế bột cá

Thế giới đang thay đổi từng ngày nhưng nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải lúc nào cũng phát triển đủ nhanh để theo kịp. Bột cá là một trong những nguồn tài nguyên cần nhiều hơn nữa cho cả con người và ngành công nghiệp chăn nuôi, trong khi nguồn cung cấp từ đại dương vẫn còn hạn chế hơn một thập niên qua.

Nuôi trồng thủy sản được coi là cách để giảm áp lực của con người với nguồn tài nguyên của đại dương. Tuy nhiên, do lợi ích về tiêu hóa và dinh dưỡng của bột cá, bột cá đã trở thành nguồn nguyên liệu tự nhiên được sử dụng lớn nhất trong ngành nuôi trồng thủy sản từ thập niên 90 của thế kỷ 20, chiếm khoảng 70% sản lượng của toàn thế giới (Báo cáo của Ngân hàng Thế giới số 83177-GLB). Để đảm bảo phát triển bền vững, ngành công nghiệp thủy sản đã có những nỗ lực rất lớn để giảm sự phụ thuộc vào bột cá. Số liệu từ IFFO-FAO 2015 cho thấy, vào năm 2000, đã có 2,117 triệu tấn bột cá được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, 10 năm sau, cũng chỉ sử dụng 2,854 triệu tấn, trong khi sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng hơn gấp đôi.

Một trong những điểm đáng quan tâm là tìm ra cách để tăng nguồn protein có nguồn gốc từ thực vật và phụ phẩm động vật. Cá rô phi là một trong những sản phẩm chiếm sản lượng lớn nhất trên thế giới. Tập tính ăn tạp của cá rô phi đòi hỏi một lượng nhỏ bột cá, thậm chí là không cần có trong khẩu phần ăn của loài cá này. Hơn nữa, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) có thể được tối ưu hóa như được trình bày bởi Giáo sư Nguyễn Như Trí, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh để tạo ra nguồn thịt có hiệu quả kinh tế hơn thịt bò nhưng lại cung cấp một nguồn protein rẻ hơn cho thế giới.

Tuy nhiên, việc thay thế bột cá đã cho thấy một số hạn chế như các yếu tố kháng dinh dưỡng (ANFs) từ nguồn protein thực vật, hoặc sự mất cân bằng dinh dưỡng của các phụ phẩm động vật. Mặc dù, thông tin về các yêu cầu về chất dinh dưỡng của cá đối với hầu hết các loài rất hạn hẹp, nhưng TS Mingchun Ren, Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản nước ngọt (FFRC), Học viện Khoa học Thủy sản Trung Quốc đã chỉ ra rằng, có nhiều dự án đang được tiến hành để thiết lập các yêu cầu này. Trọng tâm là các yêu cầu về acid amin thiết yếu (EAA), đặc biệt là methionine, lysine và threonine để cho phép thay thế bột cá chính xác hơn. Tuy nhiên, EAA không phải là chỉ xem xét khi có sự giảm hoặc không có bột cá trong chế độ ăn uống như TS Orapint, Đại học Kasetsart giải thích. Nên xem xét về axit béo và khoáng chất. TS Orapint nhấn mạnh, thực tế là khả năng hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi còn hạn chế. Thật vậy, khả năng tiêu hóa của các chất dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng cung cấp cũng cần được tìm hiểu. Khoáng chất hữu cơ có nhiều hoạt tính sinh học hơn các chất vô cơ, nhưng sau đó đóng một vai trò quan trọng hơn trong quá trình tiêu hóa như cơ chất cho các enzyme. Chủ đề này đã được ông Maarten Jay Van Schoonhoven, Giám đốc mảng thủy sản của Tập đoàn Olmix trình bày cụ thể. Mặc dù các enzym ngoại sinh trong khẩu phần thức ăn gia súc, gia cầm để tăng cường các quá trình tiêu hóa được ứng dụng rất nhiều, nhưng nó không đạt được thành công tương tự trong nuôi trồng thủy sản. Thực tế, ban đầu, các enzym ngoại sinh được tạo ra cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, không phải lúc nào cũng cho thấy hiệu quả liên tục trong môi trường nuôi cá và tôm (pH, T ° C…) như các bài báo khoa học đã nêu. Một lý do nữa là phương pháp ứng dụng phun thuốc vào viên thức ăn, có thể không cho hiệu quả tối ưu dẫn đến việc thất thoát ra môi trường nước và đầu tư như vậy là rất tốn kém.

Đại diện Olmix cùng các đại biểu tham dự Hội nghị

Đại diện Olmix cùng các đại biểu tham dự Hội nghị

Công nghệ OEA

Olmix đã trình bày công nghệ OEA (Olmix Exfoliated Algo-clay) làm tăng hoạt tính của enzym bằng cách cung cấp các cơ chất và giúp tăng bề mặt tiếp xúc các enzyme, tạo thành một cấu trúc bền vững. Điều này nghĩa là enzyme được kích hoạt nhanh hơn và ổn định trong thời gian dài hơn. Do đó, tối ưu hóa hoạt động của các enzyme trong ruột non, dẫn đến tiêu hóa thức ăn tốt hơn, khả năng hấp thụ thức ăn được cải thiện và FCR được tối ưu hóa. Không giống như các enzyme ngoại sinh, MFeed + bền nhiệt và có thể dễ dàng đi qua quá trình ép đùn, điều kiện pH tối ưu và không bị biến tính do nhiệt.

Bên cạnh vấn đề kháng dinh dưỡng, độc tố nấm mốc cũng là một trong những mối nguy, thường bị đánh giá thấp trong nuôi trồng thủy sản. Vấn đề này đã được bà Nguyễn Thị Lý Luận, Olmix Vietnam trình bày khá chi tiết. Thật vậy, với khẩu phần hơn 60% nguyên liệu thực vật, nguy cơ về độc tố nấm mốc là rất lớn. Điều này đã được khẳng định bằng kết quả thử nghiệm với MT.X + – Chất hấp phụ độc tố nấm mốc nguồn gốc tự nhiên để phòng ngừa mối nguy độc tố nấm mốc của Olmix.

Ngoài ảnh hưởng đến năng suất của động vật, độc tố này còn tác động đến hệ miễn dịch, dẫn đến sự bùng phát về dịch bệnh. Các đại biểu tham dự hội nghị đều được cảnh báo, sự mất cân bằng dinh dưỡng cũng có thể ảnh hưởng đến miễn dịch của cá, tôm và kháng sinh không phải là giải pháp. Kháng sinh thường có thể được thay thế bởi một sự kết hợp giữa an toàn sinh học, khẩu phần dinh dưỡng hợp lý và hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Searup, giải pháp hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ Olmix đã được trình bày bởi ông Van Schoonhoven với các dẫn chứng về kết quả rất tốt trên tôm, cá rô phi và các loài cá khác ở châu Âu.

Các yếu tố khác

Trao giấy chứng nhận của Tập đoàn Olmix cho các diễn giả

Trao giấy chứng nhận của Tập đoàn Olmix cho các diễn giả

Bột cá không phải là vấn đề duy nhất trong nuôi trồng thủy sản, bởi bên cạnh đó còn có các yếu tố về môi trường và các quan ngại của cộng đồng. TS Mingchun Ren giải thích rằng, chủ yếu tập trung vào sản xuất cá nước ngọt với các loài cá chép khác nhau, nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đất, nước, các loại thuốc tốt và dịch bệnh… Đây không phải là trường hợp riêng của Trung Quốc mà là tình trạng chung mà ngành nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt.

Ông Alexandre Veille, hỗ trợ kỹ thuật mảng thủy sản của Olmix giải thích về việc nuôi ghép, là một khả năng thay đổi tư duy của cộng đồng và để sản xuất một cách bền vững hơn. Do đó, đa dạng hóa là chìa khóa để ứng phó tốt hơn với các vấn đề sức khỏe hoặc bùng phát dịch bệnh và sự thay đổi của môi trường kinh tế, điều mà không thể dự đoán một cách chính xác. Giáo sư Nguyễn Như Trí cũng cho thấy tiềm năng cá rô phi: Da cá có thể được sử dụng làm giày, ghế ngồi; Dầu cá có thể được sử dụng trong y học cho người…

Truyền thông Olmix

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!