T2, 06/07/2020 01:16

Thế giới được mùa cá nổi nhỏ

Chưa có đánh giá về bài viết

Năm 2017, tổng sản lượng khai thác cá nổi nhỏ tăng trưởng 7% so với năm trước đó nhờ sản lượng cá cơm của Peru tăng. Cùng đó, sản lượng cá thu mackerel Đại Tây Dương và cá trích Đại Tây Dương cũng tăng.


Khai thác cá trích (Ảnh: sưu tầm)

Cân bằng nguồn cung

Bộ trưởng Bộ Thủy sản Scotland đã quyết định giữ lại 12% hạn ngạch khai thác cá thu mackerel của nước này trong năm 2017 để phân tích lượng cá cập cảng Scotland. Theo đó, một sản lượng cá thu tương đối lớn của Scotland đã được đưa vào các cảng biển thuộc quốc gia khác, nên Scotland muốn thay đổi điều đó. Mặc dù, Chính phủ Na Uy cũng lên tiếng cho rằng đây là một hành động bảo hộ, nhưng họ đã quen với vấn đề này vì cũng muốn có đủ khối lượng cá thu nguyên liệu phục vụ chế biến tại nội địa. Chính phủ Na Uy đang tạo áp lực cho các đội tàu quốc gia tăng cường đưa lượng cá khai thác vào Na Uy để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến.

Đông Á đang là thị trường mới nổi với các sản phẩm cá thu mackerel đông lạnh. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhập khẩu 595.000 tấn cá thu mackerel đông lạnh trong năm 2016. Loại cá được giao dịch tại châu Á gồm cá thu mackerel Pacific giá rẻ và các loại cá thu mackerel đắt tiền của châu Âu đánh bắt tại vùng biển Atlantic. Về giá trị, 3 thị trường châu Á nói trên cùng nhập khẩu 54,3% trị giá cá thu mackerel của Na Uy trong năm 2016. Các thị trường nhập khẩu quan trọng khác với cá thu mackerel đông lạnh của Na Uy gồm Hà Lan (11,1%); Nigeria (4,2%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3%).

Sản lượng khai thác cá sòng hàng năm của New Zealand khoảng 36.000 -50.000 tấn và 1/2 số cá này được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Mùa khai thác chính New Zealand kéo dài từ tháng 12 đến tháng 1, sau đó tiếp tục vào tháng 6. Người tiêu dùng tại thị trường Nhật Bản ưa chuộng cá sòng cỡ lớn hơn; năm 2017, giá cá sòng tại Nhật đã tăng 15% so năm trước đó, chủ yếu do nguồn cung khan hiếm.

Trong đầu tháng 1, ngành khai thác cá trích của Na Uy đã hoạt động tốt, sản lượng tuần đầu tiên ghi nhận 17.300 tấn. Các tàu cá vẫn tiếp tục trúng đậm vụ cá trích bất chấp cảnh báo của Tổng cục Thủy sản về tình trạng lưới thủng do lượng cá quá lớn. Sản lượng cá trích lớn, dù hầu hết là cá cỡ nhỏ đã gây áp lực lên giá của mặt hàng này suốt giai đoạn đầu năm. Mức giá cá trích tối thiếu của Na Uy đã phải hạ xuống vài lần. Cuối tháng 2, giá cá trích tối thiểu giảm xuống còn 4,18 NOK/kg với cỡ dưới 125 g và 6,28 NOK/kg với cá trên 350 g.

Những hộ khai thác cá trứng của Na Uy cho biết, hoạt động đánh bắt diễn biến thuận lợi nhưng tình hình lại trái ngược ở Iceland vào hồi đầu năm. Giá cá trứng dao động 6,8 – 7,49 NOK/kg, cao hơn đáng kể so cùng kỳ năm ngoái khi giá chỉ 6 – 4 NOK/kg. Tổng hạn ngạch khai thác cá trứng tại các vùng biển Iceland tăng 57.000 tấn lên 299.000 tấn, trong khi hạn ngạch khai thác của vùng biển Na Uy chỉ tăng 40.000 tấn và không cấp hạn ngạch khai thác cho vùng biển Barents.

Được giá, được thị trường

Năm 2016, Na Uy đã xuất khẩu 674.000 tấn cá nổi nhỏ, thu về 7,8 tỷ NOK; con số này cho thấy khối lượng xuất khẩu giảm 15% nhưng giá trị xuất khẩu tăng 11% so năm trước đó. Giá trị xuất khẩu tăng là nhờ giá cá trích và cá thu mackerel đều cao hơn năm trước, trong khi hạn ngạch thấp hơn và nhu cầu tiêu thụ hai loại cá trên tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Na Uy đều tăng mạnh.

Xuất khẩu cá thu mackerel của Na Uy đạt khối lượng 309.400 tấn, trị giá 4,1 tỷ NOK (FOB). Như vậy, khối lượng xuất khẩu cá thu giảm 12,% nhưng trị giá lại tăng 6,6%. Những thị trường nhập khẩu cá thu của Na Uy gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Xuất khẩu cá trích của Na Uy đạt 224.300 tấn, trị giá 3 tỷ NOK, tăng 4% khối lượng và 25,7% giá trị so cùng kỳ.

Nhập khẩu cá thu mackerel đông lạnh của thị trường Nga cũng tăng 21,9% trong năm 2016 lên 76.800 tấn. Trước đó, Na Uy là nguồn cung chính của mặt hàng này, nhưng từ khi lệnh cấm vận châu Âu được thực thi, cá thu mackerel vắng bóng tại thị trường Nga và nhường chỗ cho cá thu mackerel của đảo Faroe (chiếm tỷ trọng 69,5% tổng khối lượng nhập khẩu của Nga), tiếp đó là Greenland chiếm 14,5% và Trung Quốc 11,5%.

Xuất khẩu cá trích đông lạnh của Hà Lan chỉ tăng trong năm 2016, từ 157.700 tấn năm 2015 lên 159.400 tấn năm 2016 (+1,1%). Các thị trường chính gồm Nigeria (40,8%), Ai Cập (26,2%) và Malta (14,7%). Giá xuất khẩu cá trích của nước này cũng giảm nhẹ, dẫn đến giá trị xuất khẩu cá trích giảm 3,3% trong năm 2016 xuống 131,9 triệu USD. Ngược lại, xuất khẩu cá trích đông lạnh của Na Uy lại tăng trưởng cả lượng và giá trị. Khối lượng xuất khẩu tăng 0,4% lên 101.200 nhưng giá trị xuất khẩu tăng 10,6% lên 115,7 triệu USD. Các thị trường chính là Ukraine (34,4%), Lithuania (15,5%) và Ai Cập (12%).

Na Uy đã tìm được các thị trường tiêu thụ cá trích thay thế cho thị trường Nga. Iceland, ngược lại, vẫn đang loay hoay tìm kiếm các đối tác mới. Xuất khẩu cá trích đông lạnh của Nga giảm mạnh trong năm 2016, từ 136.900 tấn năm 2015 xuống còn 100.600 tấn năm 2016, tương đương giảm 26,5%. Các thị trường chính là Trung Quốc (76,4%), Hàn Quốc (14,3%) và Ukraine (2,8%). Nhật Bản giảm nhập khẩu cá trích tươi và đông lạnh từ 26.300 tấn năm 2015 xuống còn 21.800 tấn năm 2016, tương đương giảm 17,1%. Các nhà cung cấp chính cho Nhật Bản là Mỹ (54,1%), Nga (21,1%) và Canada (13,3%).

>> Sự gia tăng sản lượng khai thác của cá thu mackerel và cá trích trong năm 2017 được kỳ vọng vượt con số năm trước đó 4%. Điều này có thể gây áp lực lên giá, nhưng do mức tăng tương đối nhỏ nên sự tăng giá là không đáng kể. Thay vào đó, sự biến động tỷ giá có thể đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh giá trên thị trường.

Hà Linh (Theo FAO Globefish)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!