Thủ tục cấp và nhận lại giấy tờ khi đưa tàu cá khai thác vùng biển nước ngoài

Chưa có đánh giá về bài viết

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển, thủ tục và trình tự cấp giấy tờ có liên quan quy định như sau:

Hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển

Thủ tục và trình tự cấp các giấy tờ có liên quan tổ chức, cá nhân đưa tàu cá đi khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam

Tổ chức, cá nhân gửi đến Tổng cục Thủy sản trực tiếp hoặc qua đường bưu điện (01 bộ) hồ sơ gồm:

Đơn đề nghị cấp phép cho tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);

Hợp đồng hợp tác khai thác thủy sản ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia và vùng lãnh thổ đó chấp thuận (bản công chứng);

Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (bản sao chụp);

Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (bản sao chụp);

Danh sách, ảnh và số hộ chiếu thuyền viên, người làm việc trên tàu cá; Bằng thuyền trưởng, máy trưởng (bản sao chụp).

Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản xem xét thẩm định hồ sơ và cấp các giấy tờ theo quy định, gồm:

Giấy phép cho tàu cá đi khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam (theo mẫu quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này);

Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này);

Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục số IV ban hành kèm theo Thông tư này);

Danh sách thuyền viên và người làm việc trên tàu cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư này).

Trường hợp không cấp phép, Tổng cục Thủy sản phải có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị cấp phép cho tàu cá đi khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam và nêu rõ lý do.

Khi đến nhận các giấy tờ được Tổng cục Thủy sản cấp, tổ chức, cá nhân nộp lại cho Tổng cục Thủy sản các giấy tờ gồm:

Giấy phép khai thác thủy sản (bản chính);

Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (bản chính);

Gấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (bản chính);

Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm biên nhận, vào sổ và lưu giữ các giấy tờ mà tổ chức, cá nhân đã nộp lại.

d. Trong 2 ngày làm việc kể từ ngày cấp phép, Tổng cục Thủy sản phải thông báo cho UBND cấp tỉnh nơi tổ chức, cá nhân có tàu đi khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam và các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao biết để phối hợp theo dõi và quản lý (theo mẫu qui định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Trình tự, thủ tục nhận lại các giấy tờ của tổ chức, cá nhân đã nộp cho Tổng cục Thủy sản sau khi kết thúc khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam

a. Tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị nhận lại các giấy tờ đã nộp (theo Phụ lục II Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản) trực tiếp tại Tổng cục Thủy sản hoặc thông qua đường bưu điện.

b. Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn theo quy định, Tổng cục Thủy sản phải trả lại các giấy tờ mà tổ chức, cá nhân đã nộp theo điểm c, khoản 1 Điều 4 của Thông tư này; Thông báo cho UBND cấp tỉnh nơi tổ chức, cá nhân đăng ký tàu cá và các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao biết để phối hợp theo dõi và quản lý (theo mẫu quy định tại Phụ lục số VII ban hành kèm theo Thông tư này).

c. Khi đến nhận lại các giấy tờ đã nộp cho Tổng cục Thủy sản tổ chức, cá nhân phải nộp lại trực tiếp cho Tổng cục Thủy sản các giấy tờ sau:

Biên bản thanh lý Hợp đồng hợp tác khai thác thủy sản với đối tác nước ngoài khi hết hạn (Thanh lý hợp đồng bản chính Tiếng Việt hoặc bản sao dịch sang Tiếng Việt có công chứng) hoặc văn bản giải trình lý do phải về nước sớm.

Các giấy tờ đã được Tổng cục Thủy sản cấp theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 4 của Thông tư này.

Trường hợp chủ tàu bị mất các giấy tờ đã được cấp, phải có đơn trình báo lý do mất, được cơ quan Công an hoặc UBND xã xác nhận. Trường hợp mất các giấy tờ ở nước ngoài thì chủ tàu phải xin xác nhận của cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại.

d. Chủ tàu cá nhận kết quả trực tiếp tại Tổng cục Thủy sản hoặc đề nghị Tổng cục Thủy sản trả kết quả theo đường bưu điện.

Trường hợp không trả lại các giấy tờ hoặc trả lại không đầy đủ Tổng cục Thủy sản phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. Trường hợp làm mất, thất lạc các giấy tờ chủ tàu đã nộp, Tổng cục Thủy sản phải có thông báo cho cơ quan thẩm quyền nơi tổ chức, cá nhân đăng ký tàu cá biết và đề nghị cấp lại các giấy tờ cho chủ tàu theo quy định.

Phạm Thu

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!