Tổng kết nuôi tôm VietGAP năm 2014 – 2016

Chưa có đánh giá về bài viết

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT Long An tổ chức Hội thảo tổng kết dự án “Nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP” năm 2014 – 2016.

Dự án đã có 30 mô hình được thực hiện trên diện tích 64 ha với 139 hộ tham gia tại 49 xã thuộc 16 tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh. Tổng kinh phí là 16,5 tỷ đồng. Mỗi hộ, cơ sở tham gia dự án được hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn và vật tư thiết yếu. Theo thống kê, lợi nhuận mô hình VietGAP đạt khoảng 470 – 850 triệu đồng/ha với năng suất thu hoạch 11 – 12 tấn/ha, cao hơn mô hình ngoài 30%. Tại hội thảo, người nuôi tôm cho rằng, việc áp dụng bộ tiêu chuẩn VietGAP gặp nhiều khó khăn do phải ghi chép sổ sách, hạ tầng vùng nuôi còn yếu kém, diện tích nhỏ lẻ và chưa có sự rạch ròi giữa sản phẩm tôm VietGAP và tôm thông thường nên giá bán không cao. Đây là trở ngại lớn cho việc mở rộng mô hình… 

Giải tỏa áp lực cho ngành tôm

Ảnh: Vũ Mưa

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, thời gian tới, Trung tâm sẽ kiến nghị Bộ NN&PTNT cấp kinh phí xây dựng mô hình nuôi tôm VietGAP, giảm bớt một số tiêu chí trong sản xuất mà vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm. Trung tâm Khuyến nông các tỉnh cần thực hiện tốt mô hình và nhân rộng, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền. Người nuôi cần liên kết thành tổ hợp tác, hợp tác xã, không nuôi manh mún, nhỏ lẻ.

Minh Dương

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!