Ứng dụng kỹ thuật phát triển NTTS Đồng Tháp Mười

Chưa có đánh giá về bài viết

Trong những năm qua, nuôi thủy sản nước ngọt vùng Đồng Tháp Mười đã phát triển mạnh với nhiều đối tượng như: cá tra, cá lóc, cá rô đồng, cá còm, cá trê, tôm càng xanh, ếch… Cùng đó, để nâng cao giá trị kinh tế, nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã được người nuôi ứng dụng rất thành công.


Hiệu quả các công nghệ

Sử dụng các cảm biến

Với nuôi cá, một trong những công nghệ tuyệt vời nhất là eFishery là sử dụng các cảm biến để phát hiện mức độ đói của cá và cung cấp thức ăn cho phù hợp. Chúng có thể làm giảm chi phí thức ăn lên đến 21%. Công nghệ Real sử dụng truyền dẫn tia cực tím để khử trùng nước gây bệnh và làm sạch các cơ sở sản xuất thủy sản.

Hệ thống giám sát nước không dây

Công nghệ này cung cấp cho người nuôi với thông tin thời gian thực trên nhiều thông số chất lượng quan trọng của nước để sử dụng trong NTTS và chăn nuôi gia súc. Hệ thống là một mạng cảm biến không dây, giúp người dùng cuối có được thông báo về chất lượng nước ở các khu vực dưới sự giám sát của họ. Các cảm biến không dây có thể dễ dàng triển khai và cần phải bảo trì tối thiểu. Các cảm biến dòng dữ liệu trực tiếp gửi các thông số nước cơ bản, chẳng hạn như độ pH, nhiệt độ, ôxy hòa tan và độ mặn đến điện thoại di động riêng của người dùng hoặc máy tính để bàn thông qua một ứng dụng máy chủ trực tuyến. Hệ thống cửa hàng trực tuyến và xử lý dữ liệu theo các tiêu chí của người sử dụng và có thể gửi thông báo, khi điều kiện không còn tối ưu. Sử dụng công nghệ này, người nuôi sẽ được hưởng lợi với năng suất cao hơn nông nghiệp, nâng cao chất lượng vật nuôi và quá trình nuôi hiệu quả cao hơn với cảnh báo nhanh và phản hồi về chất lượng nước trong nông nghiệp.

Hệ thống giám sát, cảnh báo chất lượng nước

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Thiết bị Công nghiệp Sài Gòn (CENINTEC) đã nghiên cứu và phát triển hệ thống giám sát, cảnh báo và điều khiển tự động chất lượng nước NTTS e-AQUA với những đặc điểm sau:

• Tự động đo những chỉ tiêu biến đổi nhanh liên tục, suốt ngày đêm

• Một hệ thống dùng được cho 4 ao nuôi, một ao đo 2 điểm (tổng cộng là 8 điểm đo/hệ thống) để giảm chi phí đầu tư

• Lưu trữ kết quả đo trên trung tâm dữ liệu để phân tích, cải tiến cho vụ nuôi sau

• Cảnh báo qua điện thoại di động từ xa để giám sát kép, tránh rủi ro

• Hệ thống cho phép kết nối để điều khiển các thiết bị (quạt, bơm ôxy…).

 Hệ thống RAS

Mặc dù đã được nhắc đến nhiều, nhưng không thể phủ nhận rằng hệ thống lọc tuần hoàn (RAS) cho đến nay vẫn được xem là hệ thống NTTS thông minh và mang lại hiệu quả đối với người nuôi nhất tại nhiều nước trên thế giới. Với ưu điểm là tiết kiệm nước, tỷ lệ sống cao, năng suất cao gấp nhiều lần nuôi bình thường (trên 100 kg/m3), chất lượng cá nuôi được đảm bảo và không gây ô nhiễm môi trường. RAS bao gồm một dây chuyền các quá trình bổ sung, cho phép lượng nước thải được tái sử dụng cho các bể nuôi. Trong suốt quá trình nuôi, nước sẽ tuần hoàn trong một hệ thống kín và hoàn toàn không thay nước, chỉ một lượng nhỏ nước mới được cấp thêm vào hệ thống để bù đắp cho lượng nước hao hụt do bốc hơi. Sau khi hệ thống được vận hành, kiểm tra thông số môi trường (DO, pH, NH3, NO2…) và nhiệt độ, sau đó có thể thả cá vào bể nuôi. Thông thường cá được thả vào bể phải có mật độ cao (100 – 200 con/m3), hàng tuần định kỳ kiểm tra thông số môi trường để điều chỉnh thích hợp. Hệ thống lọc phải được vận hành liên tục suốt vụ nuôi (3 – 5 tháng), hệ thống sục khí phải được duy trì hằng ngày. Sau khi vận hành hệ thống lọc tuần hoàn 3 ngày trở lên thì thả cá giống vào bể và cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, lượng thức ăn được điều chỉnh theo sức ăn của cá. Hiện nay, RAS được cải tiến, áp dụng chủ yếu trong các trại sản xuất tôm giống.

Một số đề xuất về ứng dụng KHKT

Đối với nuôi cá tra

Nuôi bền vững thông qua chứng chỉ ASC và các tiêu chuẩn khác. Hỗ trợ và củng cố nuôi trồng bền vững trong toàn bộ chuỗi cung ứng cá tra. Thúc đẩy tiêu dùng thủy sản bền vững.

Đối với nuôi tôm

Phát triển các mô hình nuôi tiếp cận hướng an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm, công nghệ nuôi siêu thâm canh, phát triển công nghệ biofloc nhằm hạ giá thành sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả trong nuôi theo định hướng phát triển bền vững, thích ứng với xâm nhập mặn. Đồng thời, tiếp tục sử dụng các chế phẩm sinh học bổ sung vào thức ăn, xây dựng công thức thức ăn phù hợp, ưu tiên nghiên cứu các sản phẩm đảm bảo an toàn môi trường và các giải pháp phòng chống tác hại của dịch bệnh trên tôm trong điều kiện xâm nhập mặn.

Sử dụng chế phẩm sinh học trong quản lý môi trường và phòng bệnh trên tôm; ứng dụng các công nghệ enzyme, protein và vi sinh để sản xuất các loại thức ăn cho các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực, các nghiên cứu sử dụng các hoạt chất sinh học bổ sung vào thức ăn chăn nuôi nhằm cải thiện khả năng sinh sản của tôm bố mẹ…

Ứng dụng khoa học và công nghệ cải thiện chất lượng thức ăn cho ngành tôm nói riêng và thủy sản nói chung khá quan trọng vì chi phí thức ăn chiếm đến 50 – 60% chi phí sản xuất.

Đối với nuôi ếch, cá lóc, cá rô phi

Xây dựng nhiều mô hình nuôi phù hợp, thả nuôi mật độ vừa phải và cân đối với sản lượng ao nuôi, sử dụng thức ăn phù hợp về dinh dưỡng và lượng cho ăn, sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng kháng sinh, nuôi theo tiêu chuẩn ATTP…

Nguyễn Hữu Tân

Đại học Đồng Tháp (Nguồn: Tài liệu Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!