T2, 06/07/2020 01:28

Ương tôm chân trắng mật độ siêu cao theo mô hình Raceway

Chưa có đánh giá về bài viết

Raceway là giải pháp kỹ thuật ương tôm thẻ chân trắng với mật độ siêu cao trong hệ thống an toàn sinh học nhằm mục đích khống chế hoàn toàn bệnh chết sớm (hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng…) trong suốt thời gian ương trước khi thả ra ao nuôi thương phẩm được Vinhthinhbiostadt phát triển trong 4 năm qua.

Hiện tại Vinhthinhbiosatdt luôn sẵn sàng nhận tư vấn chuyển giao quy trình cho bất cứ người nuôi nào quan tâm và muốn thực hiện giải pháp kỹ thuật này.

1. Khống chế hoàn toàn các bệnh chết sớm trên tôm nuôi

Lợi ích và mục tiêu lớn nhất của ương tôm theo mô hình raceway là giúp người nuôi khống chế hoàn toàn các bệnh chết sớm trên tôm như đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan tụy cấp tính (EMS) và các bệnh thường gặp như phân trắng, đốm đen trong suốt thời gian ương ít nhất 30 ngày đầu và ít nhất 15 ngày sau khi thả ra ao nuôi thương phẩm. Các lợi ích khác bao gồm khả năng tăng được số vụ nuôi trên cùng đơn vị diện tích/năm, giảm thiểu rủi ro suốt vụ nuôi và qua đó có thể gia tăng giá trị lợi nhuận.

2. Hệ thống ương raceway tiêu chuẩn

Một hệ thống ương raceway tiêu chuẩn bao gồm 2 bể ương chuyên dùng (hoặc ao lót bạt) đặt hoàn toàn trong nhà kính (làm bằng vật liệu rẻ tiền là nylon hoặc tấm nhựa fiber hoặc màng phủ nhà kính chuyên dùng). Trong hệ thống này, bể ương số 2 phải có thể tích gấp 5 lần bể ương số 1. Thể tích nhỏ nhất của bể ương số 1 chỉ cần 50 m3 có thể giúp hệ thống thu hoạch được 500.000 con tôm sau khi ương với thời gian từ 25 – 35 ngày từ PL 12 (hình 1).

Ở bể ương giai đoạn 1 (phase 1) có thể bắt đầu thả ương với mật độ tối đa lên đến 12.000 PL10/m3. Sau 15 ngày ương, tôm đạt kích cỡ PL25 được chuyển sang bể ương 2 (phase 2) để ương tiếp thêm ít nhất 15 ngày nữa.

Hình 1 – Hệ thống ương raceway tiêu chuẩn hai giai đoạn

3. Phát huy tối đa khả năng tăng trưởng bù của tôm thẻ chân trắng

Một trong những đặc tính sinh học đặc biệt của tôm thẻ chân trắng là khả năng tăng trưởng bù khi gặp điều kiện nuôi tốt hơn và mật độ thưa hơn.

Ương tôm bằng kỹ thuật raceway với hai giai đoạn ương giúp tận dụng tối đa đặc tính này. Khi chuyển từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 và chuyển từ giai đoạn 2 ra ao thương phẩm, bầy tôm luôn sẵn có điều kiện môi trường mới 100% và mật độ giảm đáng kể sau khi đã tích lũy dinh dưỡng trong điều kiện nuôi chật hẹp trước đó, sẽ kích thích tôm đạt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn bình thường để có thể bắt kịp và thậm chí rút ngắn thời gian nuôi so với nuôi thương phẩm bằng phương pháp thả thẳng truyền thống.

4. Thức ăn chuyên biệt

Tôm ương với mật độ cao trong diện tích nhỏ phải đối diện với vấn đề lượng chất thải hàng ngày lớn, do đó môi trường sống của tôm cũng nhanh chóng ô nhiễm nếu như không có loại thức ăn đặc biệt dành riêng cho việc ương tôm mật độ cao. Thức ăn thông thường có hàm lượng dinh dưỡng thấp, thành phần kháng dinh dưỡng cao sẽ làm môi trường sống của tôm trở nên xấu đi nhanh chóng.

Zeigler với kinh nghiệm hơn 40 năm trong việc tiên phong quy trình ương tôm tại các quốc gia Nam Mỹ đã tạo ra loại thức ăn chuyên dùng cho ương siêu thâm canh có thể giúp người nuôi kiểm soát tốt hơn môi trường ương (bảng 2)

5. Điều kiện cần thiết cho hệ thống ương

Bể chứa nước dùng để cấp bù lượng nước hao hụt do siphon hàng ngày, hệ thống cấp khí có kết cấu đặt biệt nhưng dễ thiết kế lắp đặt và rẻ tiền nhằm đảm bảo việc  tạo dòng chảy gom chất thải, giúp thức ăn phân bố đều các tầng nước, đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan luôn đạt ít nhất 5 ppm tại mọi thời điểm trong ngày là hai hợp phần rất quan trọng của hệ thống ương raceway. Ngoài ra, hệ thống cũng cần được bố trí gần cụm ao nuôi thương phẩm giúp cho việc chuyển tôm sau ương ra ao thuận lợi, dễ dàng, nhằm đảm bảo tỷ lệ hao hụt dưới 2% và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.

6. Vận hành hệ thống ương

– Cho ăn: Tùy theo điều kiện thời tiết hoặc mùa vụ ương mà số lần cho ăn trong ngày dao động từ 6 – 8 cữ/ngày, cách đều nhau nhằm đảm bảo tôm luôn có đủ thức ăn và ngăn ngừa hoàn toàn khả năng ăn lẫn nhau làm giảm tỷ lệ sống.

– Quản lý chất lượng nước: Các thông số môi trường tiêu chuẩn của nhà ương raceway theo bảng 3 hoàn toàn có thể duy trì dễ dàng bởi sự bố trí hệ thống hợp lý và điều chỉnh dễ dàng bằng các sản phẩm chuyên biệt chất lượng cao.

– Kiểm soát vi khuẩn gây bệnh: Kỹ thuật ứng dụng chế phẩm sinh học chất lượng cao với tần suất sử dụng hàng ngày và hoàn toàn không sử dụng hóa chất trong suốt quá trình ương giúp khống chế vi khuẩn có hại luôn ở mức cho phép trong hệ thống bất chấp mật độ ương cao. Bảng 4 trình bày các điều kiện kiểm soát khuẩn trong hệ thống ương.

 

7. Sang tôm sau ương ra ao thương phẩm

Sang tôm sau ương ra ao thương phẩm là khâu quan trọng, ương raceway cho phép đảm bảo tôm mạnh khỏe, hoàn toàn không cong thân, đục cơ (vấn đề thường hay gặp phải với các hệ thống ương khác raceway) trong suốt quá trình ương cũng như khi sang ra ao thương phẩm.

Có nhiều cách sang tôm, tuy nhiên bất cứ hình thức sang nào cũng cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản: cân bằng chất lượng nước của hệ thống ương và ao nuôi, sang lúc trời mát khi nhiệt độ nước ao và không khí gần tương đương, sang tôm có nước bằng bồn, xô hoặc bằng đường ống cần đảm bảo ôxy hòa tan luôn đạt mức ít nhất là 5 ppm và quan trọng nhất là tôm trước khi sang phải thực sự khỏe mạnh.

8. Tối đa hóa hệ thống ương raceway

 Một hệ thống ương raceway phát huy hết công suất sẽ phục vụ cho cụm 4, 8, 12, hoặc 16 ao nuôi tùy theo diện tích và mật độ thả nuôi thương phẩm mong muốn. Căn cứ vào số lượng cụm ao nuôi thương phẩm cần thả tôm sau ương và mật độ nuôi, người nuôi có thể quyết định hệ thống ương của mình có diện tích bể tối thiểu là bao nhiêu. Chẳng hạn, nếu có 8 ao nuôi với diện tích mỗi ao là 2.000 m2, và mật độ nuôi mong muốn là 100 con/m2 thì số lượng tôm cần thiết cho một lần ương để thả ra 2 ao là 400.000 con tôm, do đó hệ thống raceway sẽ có bể ương giai đoạn 1 là 50 m3 với mật độ ương ban đầu là 9 – 10 con/lit (tương đương 9.000 – 10.000 PL/m3 bể ương, giả định tỷ lệ sống là 80% sau ương).

9. Các thông số kết quả ương raceway cơ bản

Bảng 5 trình bày các thông số kết quả ương raceway cơ bản:

10. Tất cả người nuôi tôm thẻ chân trắng đều có thể ứng dụng hệ thống ương raceway

Với một hệ thống ương tiêu chuẩn 2 giai đoạn như trên, thông thường sẽ phù hợp cho các trang trại nuôi tôm có khả năng đầu tư tốt, còn diện tích đất để thiết kế hệ thống ương cho từng cụm ao nuôi thương phẩm và có nhân lực chuyên trách ít nhất là một công nhân cho cho mỗi hệ thống ương. Thậm chí, các trang trại lớn hơn có thể đầu tư một hệ thống ương ba giai đoạn đặt hoàn toàn trong nhà kín để kéo dài thời gian ương, miễn nhiễm hoàn toàn với các bệnh chết sớm trong vòng 45 – 50 ngày tùy theo mật độ ương ban đầu và khả năng kiểm soát sinh khối của hệ thống. Một hệ thống ương 3 giai đoạn có thể giúp người nuôi rút ngắn thời gian nuôi ngoài ao thương phẩm chỉ còn tối đa 30 ngày là có thể thu hoạch.

Người nuôi cũng có thể ứng dụng kỹ thuật ương raceway vào mô hình ương 1 giai đoạn. Trong trường hợp này, chỉ cần một bể ương 50 m3 được phủ kín để đảm bảo an toàn sinh học. Hệ thống ương raceway một giai đoạn có thể duy trì thời gian ương 15 – 25 ngày tùy thuộc mật độ ương ban đầu. Hình 2 cho thấy một hệ thống ương một giai đoạn mà Vinhthinhbiosatdt đã chuyển giao cho khách hàng.

 

Hình 2 – Hệ thống ương raceway một giai đoạn

 

Công ty Vinhthinh Biostadt

Viếng thăm website của Công ty chúng tôi tại: www.vinhthinhbiostadt.com

Hotline: Ông Nguyễn Thành Quang Thuận – 0963 286 719

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!