“Venice của Nhật Bản”
Đánh giá bài viết(Thủy sản Việt Nam) - Ine no Funaya được mệnh danh là một trong những làng đẹp nhất tại Nhật Bản với các ngôi nhà truyền thống nằm bên vịnh.
Thi trấn Ine no Funaya bình yên trên sông nước
Thị trấn Ine no Funaya hiện nằm cách thành phố cổ Kyoto 130 km về phía Bắc. Những ngôi nhà đầu tiên ở đây được xây dựng từ những năm 1700, theo kiến trúc nhà nổi, có tên gọi Funaya, với nguyên liệu đặc trưng là gỗ, sát mặt nước biển. Bờ biển của Ine no Funaya từng là một phần của tuyến đường thương mại dài từ lục địa Á - Âu đến Kyoto. Tuy nhiên, trải qua hàng thế kỷ, nơi đây dường như thoát khỏi quá trình đô thị hóa và trở thành một trong những làng chài truyền thống cuối cùng của Nhật Bản. Hiện, làng còn 230 căn nhà nổi được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay, khiến nơi này được ví như “Venice của Nhật Bản”.
Món sushi tại một nhà hàng ở Ine no Funaya
Ngày nay, nhiều ngôi nhà được chuyển đổi thành nhà hàng, nhà nghỉ hoặc quán bar phục vụ du khách. Một số công trình đã được sửa chữa, cơi nới thêm so với ban đầu. Có 2 hình thức để tham quan Ine no Funaya, đó là đi thuyền đánh cá của ngư dân hoặc cano. Mỗi chuyến đi cano kéo dài 30 phút, giá 1.000 yen (200.000 đồng).
Các tin mới nhất
- An Giang: “Dụ” cá sông về nuôi, lão nông được Bộ trưởng tặng bằng khen (18/02/2019)
- TIN BUỒN(18/02/2019)
- Năm 2019, ngành hàng cá tra phấn đấu 2,4 tỷ USD (18/02/2019)
Các tin cũ cùng mục
- Saint-Malo: Thị trấn của biển cả (13/11/2018)
- Đẳng cấp cá ngừ Nhật Bản(19/10/2018)
- Bơi cùng cá mập voi tại đảo Cebu, Philippines (08/10/2018)
- Độc đáo đón trung thu tại Hàn Quốc(01/10/2018)
- Trứng nhum biển - Tuyệt phẩm từ thiên nhiên(19/09/2018)
- Great Barrier: Vẻ đẹp kỳ quan thế giới(10/09/2018)
- Khai thác “vàng trắng” ở sa mạc Sahara(20/08/2018)
- Fiji - “đảo quốc thiên đường”(06/08/2018)
"Vua tôm" Minh Phú: Để đi xa và đi nhanh phải luôn biết học hỏi

Kinh tế thị trường ngày một cạnh tranh khốc liệt, thời tiết biến đổi khắc nghiệt, nếu không thay đổi phương pháp nuôi truyền thống, tìm cách nuôi mới, giải quyết khâu nhân lực… thì ngành tôm Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nguy cơ thất bại.
Bình luận bài viết