Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản (tiếp theo)

Chưa có đánh giá về bài viết

Ngày 16/5/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Trong đó có quy định về sản xuất giống thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, điều kiện nuôi trồng và khai thác thủy sản…


Vi phạm quy định về giống thủy sản

Vi phạm quy định về sản xuất, ương dưỡng, khảo nghiệm giống thủy sản

Phạt tiền từ 3 – 60 triệu đồng tùy từng hành vi vi phạm. Biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống thủy sản nếu đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu thủy giống thủy sản, giống thủy sản bố mẹ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này. Đồng thời, buộc cải chính kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tịa điểm b khoản 2 Điều này.

Vi phạm quy định về xuất khẩu giống thủy sản

Phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng đối với hành vi xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Ngoài ra, buộc phải thả giống thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng, trường hợp không đủ điều kiện để thả lại môi trường sống của chúng thì tiêu hủy theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Vi phạm quy định về đặt tên giống thủy sản

Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định. Ngoài ra, buộc tiêu thủy nhãn hàng hóa và buộc cải chính tên giống thủy sản trong các tài liệu đã thể hiện tên giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Vi phạm quy định về TĂTS, sản phẩm xử lý môi trường NTTS

Vi phạm quy định về gửi thông tin sản phẩm TĂTS, sản phẩm xử lý môi trường NTTS trước khi lưu thông trên thị trường

Phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng đối với từng hành vi vi phạm việc lưu thông sản phẩm trên thị trường khi chưa gửi thông tin đến Bộ NN&PTNT. Ngoài ra, buộc tái chế sản phẩm nếu đáp ứng yêu cầu tái chế hoặc chuyển mục đích sử dụng nếu sản phẩm đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi vi phạm theo quy định.

Vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu TĂTS, sản phẩm xử lý môi trường NTTS

Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với cơ sở mua bán, nhập khẩu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: Nơi bày bán, bảo quản TĂTS, sản phẩm xử lý môi trường NTTS không cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại; Không có thiết bị, dụng cụ để bảo quản TĂTS, sản phẩm xử lý môi trường NTTS. Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với hành vi sản xuất TĂTS, sản phẩm xử lý môi trường NTTS không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện.

Vi phạm quy định về sản xuất, nhập khẩu, mua bán TĂTS, sản phẩm xử lý môi trường NTTS

Phạt tiền từ 3 – 15 triệu đồng đối với hành vi không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất theo quy trình sản xuất kiểm soát chất lượng sản phẩm, an toàn sinh học bị xử phạt. Phạt tiền từ 5 – 30 triệu đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất TĂTS, sản phẩm xử lý môi trường NTTS. Phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu TĂTS, sản phẩm xử lý môi trường NTTS có thành phần không có tên trong Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dung trong NTTS tại Việt Nam.

Vi phạm quy định về khảo nghiệm TĂTS, sản phẩm xử lý môi trường NTTS

Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với hành vi công bố không đúng kết quả khảo nghiệm.

Vi phạm quy định về điều kiện NTTS

Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký NTTS lồng bè hoặc không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.

Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.

Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi NTTS trên biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.

Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống

Phạt tiền từ 30 – 40 triệu dồng đối với hành vi nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm, làm cảnh hoặc giải trí chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.

Phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng đối với hành vi xuất khẩu loài thủy sản sống có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu loài thủy sản sống có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Phạt tiền từ 1 – 10 triệu đồng với các hành vi vi phạm quy định về nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không thuộc Phụ lục của Công ước CITES.

Vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản

Phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản.

Phạt tiền từ 5 – 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về vùng khai thác thủy sản. Ngoài, ra đối với hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu tay mực) khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định trên.

Phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về hạn ngạch sản lượng khai thác thủy sản. Cùng đó, sẽ áp dụng biện pháp tịch thu thủy sản khai thác vượt quá hạn ngạch sản lượng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 6 – 12 tháng tùy thuộc từng hành vi.

Phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy đinh về Giấy phép khai thác thủy sản; Phạt tiền từ 50 – 70 triệu đồng đối với trường hợp tái phạm.

Phạt tiền từ 100 – 300 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về chuyển tải thủy sản hoặc hỗ trợ cho tàu cá khai thác bất hợp pháp. Cùng đó, tịch thu thủy sản khai thác bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm và tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản, văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 6 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp tái phạm.

(Còn nữa)

Phạm Thu

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!