Ruộng nuôi ở vị trí thuận lợi giao thông, nguồn nước không bị ô nhiễm. Diện tích ruộng từ 1 – 1.5 ha. Tỉ lệ thích hợp thường là 70-80% diện tích trồng lúa, 20 – 30% diện tích nuôi tôm (đào mương xung quanh và các mương xẻ giữa ruộng. Bờ ruộng chắc chắn, không rò rỉ, mặt bờ rộng 2 – 3 m. Mương xung quanh ao có chiều rộng từ 2 – 4 m, sâu 1.2 – 1.4 m. Mương trên nền trảng ruộng rộng 1.5 – 4 m, có độ sâu từ 0.4 – 0.5 m.
Hệ thống cấp và thoát nước riêng, cần tính toán đảm bảo ổn định mực nước trên ruộng tối thiểu 20 cm.
Ruộng nuôi cũ hay mới đều phải xử lý như sau:
Vét hết bùn đáy, nếu có nhiều bùn có thể chừa lại 10 – 15 cm. Tùy vào pH đất đáy, lượng vôi sử dụng theo bảng sau:
Nếu có cá tạp có thể sử dụng thuốc diệt cá (Rotenonce), liều lượng 1 kg/200 m3
Trong nuôi tôm càng xanh tronh ruộng lúa, tùy vào điều kiện ruộng mà có thể thả giống trực tiếp hoặc ương trong ao đất, vèo, bể xi măng, bể lót bạt trước khi thả nuôi.
Thiết kế ao ương: Ao có diện tích 200 – 400 m2. Thiết kế ao ương nữa nổi nửa chìm để thuận lợi cho cải tạo và thu hoạch. Đáy ao có độ nghiêng về cống thoát. Trước khi thả giống phải được cải tạo: Bón vôi, sên vét bùn đáy, diệt cá tạp, nước ương phải được lọc qua túi lọc, gây màu nước…. Ao ương có mực nước: 0.8 – 1m, độ mặn: 0 – 10‰. Dùng lá dừa treo trên mặt nước hoặc cắm chà để khi tôm lột xác tránh hiện tượng ăn nhau.
Con giống: Khỏe, hoạt động nhanh nhẹn, đầy đủ các bộ phận. Cỡ giống PL15 được thuần hóa độ mặn trước khi thả ương. Thả giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
Mật độ ương: 100 – 200 con/m2
Chăm sóc, quản lý ao ương: Dùng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm >= 30%. Kích cỡ phù hợp với cỡ tôm, cho ăn ngày từ 2 – 4 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát.
Liều lượng sử dụng cho 100.000 tôm bột/ngày
– Ngày 1 – 10 : 0.8 kg
– Ngày 10 – 20 : 1 kg
– Ngày 20 – 30 : 1,2 kg
Thay nước 7 – 10 ngày một lần, mỗi lần 30% lượng nước trong ao, nếu nước ao bị bẩn có thể thay 3 – 5 ngày/lần. Sau 1 tháng ương, tôm đạt kích cỡ 2.5 – 3 cm thì tiến hành thu hoạch và chuyển sang ao nuôi.
Xây dựng bể ương: Bể được xây dựng bằng cách đắp đất, xây tường gạch có kích thước 3.5 – 10 m cao 0.8 m, độ dốc nghiêng về lỗ thoát. Thành bể và đáy được lót bạt PE chóng rò rỉ và giữ được nước. Mỗi bể diện tích 35 m2, lắp 10 – 15 vòi khí, 5 – 7 tàu dừa để làm nơi trú ẩn cho tôm.
Mật độ ương: 500 con/m2
Chăm sóc: Nước bơm vào bể ương phải qua túi lọc. Kiểm tra nước trong bể ương, thuần hóa trước khi thả post vào ương. Chiều cao mực nước 0.7 m, định kỳ 3 – 5 ngày thay một lần, mỗi lần 30 – 50%. Kiểm tra các yếu tố môi trường trước khi thay, nước bơm vào bể phải qua túi lọc. Chạy máy thổi khí từ 17h đến 7h ngày hôm sau. Cho ăn: liều lượng giống như ương trong ao đất.
Thu hoạch: Sau thời gian ương 20 – 30 ngày tôm đạt kích cỡ 2 – 3 cm, dùng lưới kéo và chuyển sang ao nuôi.
Mùa vụ nuôi: Theo kinh nghiệm, mùa vụ nuôi tôm trong thời gian từ nước mặn chuyển dần sang môi trường nước ngọt là tốt nhất. Tôm con phát triển tốt ở môi trường nước lợ và lớn lên có khuynh hướng sống ở môi trường nước ngọt. Thông thường mùa vụ là từ tháng 4 đến tháng 5 dương lịch.
Mật độ nuôi: Đối với tôm giống, 2 – 3 con/m2. Đối với tôm bột, 4 – 5 con/m2.
Chọn con giống đúng theo tiêu chuẩn của ngành, được cung cấp từ các cơ sở uy tín. Con giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, không bị sây sát, có kích cỡ đồng đều. Hiện nay có nguồn giống tôm càng xanh toàn đực đang được nhiều người ưa chuộng và nuôi đạt kết quả rất cao.
Cho ăn: Đúng liều lượng và thức ăn phải đảm bảo đủ độ đạm 20 – 30%. Ngày cho ăn 2 – 4 lần, điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, tránh dư thừa làm ô nhiễm môi trường, khi tăng hệ số thức ăn phải có chế độ thay nước hợp lý. Để kiểm tra lượng thức ăn dư thừa ta dùng nhá để kiểm tra. Kích cỡ nhá 0,8 – 1 m2, cho thức ăn vào nhá, sau 1,5 – 2h kiểm tra nhá.
Quản lý môi trường nuôi: Thông thường thay nước 2 lần/tháng. Kiểm tra sự phát triển của tôm và kết hợp kỹ thuật bẻ càng để tôm lớn nhanh và đồng đều hơn. Kiểm tra các yếu tố môi trường (pH, độ mặn, độ kiềm…) của nguồn nước cấp và môi trường ao nuôi. Nếu phát hiện có cá dữ thì sử dụng thuốc diệt cá.
– Kỹ thuật bẻ càng: sau khi thả nuôi từ 60 – 75 ngày có thể tiến hành bẻ càng nhằm giúp tôm sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống cao (hạn chế ăn lẫn nhau). Tuy nhiên, việc bẻ càng cần phải áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật, tránh hao hụt sau khi bẻ càng.
+ Vị trí bẻ ở khớp gần cơ thể, tạo điều kiện cho tôm tự bỏ càng một cách tự nhiên.
+ Đối với chọn giống không là toàn đực nên tách riêng đực cái sau thời gian nuôi từ 75 – 90 ngày.
– Giăng lưới: Có thể tiến hành giăng lưới làm chỗ trú ẩn cho tôm trong quá trình lột xác, thường áp dụng cho hình thức nuôi bán thâm canh. Diện tích giăng lưới chiếm từ 10 – 15% diện tích ao nuôi, lưới giăng cách mặt nước 30 cm, mỗi sàn lưới có diện tích từ 1 – 2 m2, kích cỡ mắt lưới phù hợp theo từng giai đoạn, thường sử dụng mắt lưới 2a từ 3 – 5 cm.
Bản tin KNVN số 7/2018