(TSVN) – Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, áp lực môi trường và nhu cầu tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường quốc tế, ĐBSCL đang hướng tới một chiến lược “Triple-helix” toàn diện: Kết hợp công nghệ Biofloc, hệ thống tự động hóa Agri-IoT và mô hình sinh thái tôm-lúa/tôm-rừng ngập mặn. Đây không chỉ là hướng đi mới trên tôm Việt – mà còn là cơ hội để ĐBSCL khẳng định vị thế thủ phủ tôm bền vững của châu Á.
(TSVN) – Phần lớn các bệnh ở tôm thường có mức độ truyền nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy, cần có nhiều biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu vụ để hạn chế thiệt hại.
(TSVN) – Hải Dương vừa ghi dấu một bước tiến quan trọng trong ngành thủy sản khi Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chuyển giao giống cá rô phi 78. Giống cá mới có khả năng sinh trưởng nhanh, kháng bệnh tốt, và chất lượng thịt vượt trội, hứa hẹn mang lại lợi ích lớn cho nông dân, mở ra hướng đi bền vững cho ngành thủy sản địa phương.
(TSVN) – Phèn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước ao nuôi, gây cản trở sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe, làm giảm hiệu quả sản xuất và gia tăng chi phí điều trị bệnh.
(TSVN) – Thái Lan và Nhật Bản hợp tác nghiên cứu phát triển mô hình nuôi bền vững cá chẽm và tôm he. Dự án hiện bước sang giai đoạn xây dựng công thức thức ăn cho hai loài này.
(TSVN) – Trong mùa hè, xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản. Do vậy, người nuôi cần chú trọng hơn các biện pháp chăm sóc, bảo vệ, nhằm giảm thiểu những thiệt hại.
(TSVN) – Mấy năm nay, tiêm vaccine cho cá tra giống được xác định là một giải pháp hiệu quả giúp phòng ngừa dịch bệnh, giảm sử dụng kháng sinh, nâng cao chất lượng sản phẩm và lợi nhuận cho người nuôi, đảm bảo sự phát triển ổn định. Thế nhưng đến nay, mới tỷ lệ nhỏ cá tra giống được tiêm vaccine, đặt ra yêu cầu cần đẩy mạnh.
(TSVN) – Một trong những thách thức lớn nhất với nghề nuôi tôm là tỷ lệ sống thấp, thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chất lượng con giống, môi trường ao nuôi, dinh dưỡng và dịch bệnh. Việc nâng cao tỷ lệ sống không chỉ giúp cải thiện năng suất mà còn giảm thiểu rủi ro kinh tế và tác động tiêu cực đến môi trường.
(TSVN) – Ao nuôi trồng thủy sản là một hệ thống biến động liên tục bởi nước ao không ngừng trao đổi vật lý với môi trường xung quanh (hấp thụ ánh mặt trời, oxy, trao đổi nhiệt, bốc hơi…) và thay đổi bởi các khí hòa tan, chất vô cơ, hữu cơ cùng nhiều vi sinh vật, thực vật, động vật sống bên trong. Duy trì chất lượng nước tốt là vô cùng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển tối ưu sinh vật trong ao, đảm bảo cá/tôm tăng trưởng. Theo chuyên gia nuôi trồng thủy sản Nguyễn Thơm, chất lượng nước tốt được đặc trưng bởi lượng ôxy vừa đủ và lượng sản phẩm trao đổi chất thấp với 10 thông số điển hình để giám sát và có 5 cách quản lý hiệu quả.
(TSVN) – Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh phân trắng, giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện chức năng tiêu hóa và duy trì sức khỏe đường ruột cho tôm.