Trước thực tiễn này, Công ty TNHH Uni-President Việt Nam đã tiên phong nghiên cứu, ứng dụng và đưa ra giải pháp nuôi tôm “3 Tốt”; nhằm giảm thiểu dịch bệnh, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, nâng cao chất lượng tôm thương phẩm, nâng cao thu nhập cho người nuôi.

NTTS bền vững nói chung và nuôi tôm nói riêng cần đảm bảo các yếu tố như:

+ Đảm bảo kỹ thuật: Cải tiến quy trình kỹ thuật, giảm tác động môi trường; ứng dụng công nghệ cao; ứng dụng công nghệ thông tin và IoT.

+ Đảm bảo môi trường: Sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm phát thải, bảo tồn nguồn lợi sinh học và sinh cảnh.

+ Đảm bảo kinh tế – xã hội: Thể chế, chính sách; tiêu chuẩn kỹ thuật; trách nhiệm; an sinh động vật.


Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống: Quản lý đàn giống bố mẹ, cải thiện di truyền và chất lượng giống (gia hóa, chọn lọc…); Dinh dưỡng và công nghệ thức ăn; Công nghệ vaccine; Công nghệ vi sinh. Ứng dụng công nghệ nuôi tiến tiến là giải pháp giảm tác động môi trường, giảm phát thải, sử dụng và tái sử dụng tài nguyên hợp lý, giảm rủi ro cho con người bằng công nghệ vật liệu mới và hệ thống nuôi, trang thiết bị (cho ăn, thu hoạch), thiết bị cảm biến và hệ thống quan trắc, phát triển công nghệ nuôi hiện đại.

Những năm gần đây, người dân tại nhiều vùng nuôi tôm đã tích cực cải tạo ao nuôi, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, tập huấn kỹ thuật… phát triển nuôi tôm công nghệ cao và cho kết quả rất khả quan. Nuôi tôm công nghệ cao giúp người dân nâng cao năng suất, chất lượng nhờ vào sự kiểm soát toàn bộ quá trình nuôi, đặc biệt là nguồn nước. Theo đó, hệ thống nuôi tôm công nghệ cao là sự kết hợp, bố trí khoa học giữa ao nuôi chính và các ao nuôi phụ trợ như ao lắng, ao xử lý, ao chuẩn bị, hệ thống xử lý nước thải…


Xu hướng nuôi tôm công nghệ cao đang nở rộ tại nhiều địa phương với quy hoạch và đầu tư bài bản đã và đang mang lại nhiều lợi nhuận cho cả người nuôi và doanh nghiệp. Như tại tỉnh Sóc Trăng, việc ứng dụng công nghệ số, các quy trình tiên tiến, phát triển nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao là một trong những xu hướng tất yếu đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng định hướng. Thông qua các mô hình nuôi tôm do ngành chuyên môn triển khai hướng dẫn cùng công tác tuyên truyền đến người dân về hiệu quả của các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao thì khoảng 10 năm trở lại đây, các HTX, hộ nuôi tôm đã dần chuyển đổi hình thức nuôi tôm truyền thống ao đất, sang nuôi tôm trong ao lót bạt; nuôi tôm 2, 3 hay nhiều giai đoạn kết hợp lắp đặt thiết bị quan trắc môi trường tự động.

Là địa phương có diện tích nuôi thủy sản nước lợ lớn nhất tỉnh Đồng Nai, theo kế hoạch sử dụng đất của huyện Nhơn Trạch đến năm 2030, diện tích nuôi tôm nước lợ còn tiềm năng phát triển và huyện cũng đang kêu gọi và tạo điều kiện để nhà đầu tư phát triển vùng nuôi tôm công nghệ cao, dần hình thành liên kết các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn huyện. Hiện nay, nuôi tôm trong ao nổi là mô hình đang được người nuôi tôm nước lợ trên địa bàn huyện Nhơn Trạch quan tâm đầu tư. Đây là hình thức mang lại hiệu quả bền vững về mặt kinh tế cũng như môi trường với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với cách nuôi truyền thống. 

Ông Cao Tiến Sỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai cho biết, Đồng Nai là tỉnh nội đồng có hệ thống sông, hồ phong phú nên bên cạnh thế mạnh nuôi thủy sản nước ngọt thì tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển thủy sản nước lợ trên địa bàn huyện Long Thành và Nhơn Trạch. Riêng nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao tại Nhơn Trạch đã mang lại được hiệu quả kinh tế, nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác. Với thế mạnh để phát triển nuôi thủy sản nước lợ, nhất là nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao, huyện cần quan tâm, vận dụng chính sách tập trung đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi tôm như là đường giao thông, điện, hệ thống thủy lợi phục vụ yêu cầu sản xuất, để thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có điều kiện về đầu tư nuôi tôm công nghệ cao, nhằm khai thác hết giá trị, tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong năm lĩnh vực trụ cột phát triển kinh tế – xã hội đang được tỉnh Bạc Liêu tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư. Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06 về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2025; trong đó, xác định con tôm là sản phẩm chủ lực và nuôi tôm là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của tỉnh, chú trọng đẩy mạnh nuôi tôm theo mô hình ứng dụng công nghệ cao. Được biết, Bạc Liêu được Bộ NN&PTNT đánh giá là địa phương có nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao hàng đầu cả nước, có thứ hạng cao trong khu vực Đông Nam Á; tỉnh đã có bốn doanh nghiệp được Bộ, UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới.

Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành thủy sản, Công ty TNHH Uni-President Việt Nam đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu, tìm ra giải pháp tốt nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhất là việc mang lại lợi nhuận cao và bền vững cho khách hàng và người nuôi. Thực tế, trong chặng đường phát triển của mình, Uni-President Việt Nam đã luôn thích ứng nhanh nhạy với những biến động về tình hình sản xuất của người nuôi, điển hình như việc nuôi tôm hiện ngày một khó khăn hơn trước áp lực từ môi trường và dịch bệnh nên Công ty đã kịp thời nghiên cứu và ứng dụng giải pháp nuôi tôm tân tiến đó là mô hình nuôi tôm “3 Tốt”: Lợi nhuận tốt – Tăng trưởng tốt – Tỷ lệ thành công tốt, đã giúp hạn chế thay nước, quản lý và kiểm soát được Vibrio, tảo độc, cân bằng pH, kiềm trong ao tôm; hệ số thức ăn thấp, đặc biệt là không sử dụng kháng sinh.


Ngoài ra, mô hình “3 Tốt” của Uni-President Việt Nam có nhiều ưu điểm khác biệt và vượt trội đó là sử dụng diện tích nước nhỏ, hiệu suất sử dụng đất cao, tiết kiệm chi phí điện, tỷ lệ thay nước thấp. Đặc biệt, mô hình sử dụng vi sinh đặc thù của Công ty là vi sinh 3K với công dụng tiết kiệm thay nước, không dùng kháng sinh, diệt Vibrio hiệu quả. Một ưu điểm nổi bật phải kể đến đó là mô hình này còn áp dụng hiệu quả cho nuôi tôm ao đất khi mà khu vực nuôi không thể lấy nước quanh năm, không thể thay nước hay xả chất dư hoặc xiphong, giúp cho người nuôi tại nhiều vùng miền có thể dễ dàng áp dụng một cách hiệu quả.

error: Content is protected !!