Kỳ 3: Phân định ranh giới biển Việt Nam với các nước khu vực Vịnh Bắc bộ và khu vực biển Tây Nam bộ

Chưa có đánh giá về bài viết

Phân định ranh giới biển là nội dung quan trọng trong chính sách biển của các quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo, đảo trên thế giới.

>> Kỳ 1: Một số quy định về quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển 

>> Kỳ 2: Một số điều ngư dân cần biết khi hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển

Phân định biển giữa các quốc gia có vùng biển tiếp giáp nhau nhằm tạo ra đường biên giới trên biển rõ ràng của mỗi nước khi các nước xác định vùng biển của mình theo luật pháp quốc tế mà có sự chồng lấn biển với các nước láng giềng thì cân tiến hành đàm phán với nước tiếp giáp và phải tuân theo quy định của luật pháp quốc tế. Chỉ khi có một đường ranh giới biển rõ ràng với nước láng giềng thì mới có đủ căn cứ pháp lý để tiến hành việc quản lý khai thác và bảo tồn các tài nguyên biển của mình.

1. Phân định biển Vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ngày 25/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ. Nội dung chính của Hiệp định là nhằm xác định đường biên giới lãnh hải và ranh giới đơn nhất cho cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc bộ. Đồng thời, hai nước cũng đã ký Hiệp định hợp tác Nghề cá trong Vịnh Bắc bộ; Hiệp định có hiệu lực thi hành từ 30/6/2004; gồm 22 diều và 1 nghị định thư bổ sung. Nội dung của Hiệp định căn cứ theo đường phân định tại Hiệp định Phân định Vịnh Bắc bộ để thiết lập các vùng đánh cá có chế độ quản lý khác nhau gồm:

– Vùng đánh cá chung

– Vùng dàn xếp quá độ

– Vùng đệm cho tàu cá nhỏ ở cữa sông Bắc Luân

Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc bộ có hiệu lực 12 năm và 3 năm mặc nhiên gia hạn.

2. Phân định biển giữa Việt Nam và Thái Lan


Ngày 9/8/1997, hai nước đã ký Hiệp định về phân định ranh giới trên biển giữa Việt Nam và Thái Lan. Hiệp định này đã xác định đường biên giới trên biển CK phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước bằng một đường thẳng kẻ từ điểm C có tọa độ 7.49.O”N:103. 02.30”E tới diểm K có tọa độ 8.46.54”N: 102.12.11”E . Đường phân định vừa là ranh giới thềm lục địa, vừa là ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của cả hai nước.

Giai đoạn 1997 – 2015, Việt Nam và Thái Lan đã triển khai kế hoạch tổ chức tuần tra chung trên biển. Hai nước đã thiết lập kênh liên lạc cảnh báo vi phạm đồng thời triển khai hợp tác tổ chức điều tra nguồn lợi biển giữa hai nước, bắt đầu từ năm 2002, hai nước đã thực hiện tuần tra chung trên biển. Bên cạnh đó, hai nước đã thành lập Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Thái Lan về thiết lập trật tự trên biển, Ủy ban này đã họp nhiều vòng và có những đóng góp nhất định trong việc giữ gìn môi trường hòa bình trên biển.

3. Phân định biển giữa Việt Nam và Campuchia

Trước những diễn biến phức tạp trên vùng biển của hai nước, nhằm thiết lập một cơ chế quản lý chung, ngày 7/7/1982, hai bên đã ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia, trong đó xác định rõ chủ quyền đảo của mổi bên, thiết lập một vùng nước lịch sữ chung hai bên cùng nhau kiểm soát, quản lý.

Vùng nước lịch sử chung được giới hạn bởi các bờ biển Hà Tiên của Việt Nam và Kampot của Campuchia, đảo Phú Quốc và các đảo khác ở ngoài khơi. Vùng nước lịch sử chung được hai bên coi như đặt dưới chế độ nội thủy và được quản lý chung về đánh cá, hai bên tiến hành tuần tra và kiểm soát trong khi chờ đợi việc giải quyết đường biên giới trên biển trong vùng nước lịch sử.

Trên cơ sở của Hiệp định về Vùng nước lịch sử đã ký kết, ngày 31/7/1982, Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã ra tuyên bố hệ thống đường cơ sở thẳng bao gồm các đảo nằm xa bờ. Tuy vậy, cho đến nay hai nước vẫn chưa thống nhất được giải pháp chung cho việc phân định ranh giới biển  giữa hai bên.

Hoàng Yên - Thu Hằng

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!