(TSVN) – Nhiễm khuẩn ở tôm nuôi khá phổ biến và có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ chết cao trong các trại nuôi hiện nay. Vibrio chắc chắn là một tác nhân chính, nhưng không phải duy nhất bởi cạnh đó còn nhiều yếu tố gây stress. Dưới đây là 6 sai lầm về Vibrio thường gặp ở các trại nuôi tôm.
1.Tất cả Vibrio đều là vi khuẩn xấu, và không có chi vi khuẩn nào khác.
Nhiều loài vi khuẩn khác liên quan đến các đợt bùng phát dịch bệnh ở tôm nuôi. Chủ yếu là các vi khuẩn cơ hội, hầu hết là vi khuẩn Vibrio. Một số chủng có liên quan gồm Aeromonas, Pseudomonas, Streptococcus, Bacillus, Photobacterium, Pasteura và Shewenella. Ngoài ra trên thực tế hầu hết vi khuẩn không thể nuôi được trong môi trường thạch nên vẫn còn nhiều vi khuẩn gây bệnh khác chưa được xác định.
TCBS là một môi trường chọn lọc đã được khoa học phát triển cách đây vài năm để phân lập và chọn lọc các vi khuẩn Vibrio. Không phải tất cả các vi khuẩn Vibrio đều có thể được nuôi cấy trong môi trường này và sự phân biệt bằng màu sắc của khuẩn trên đĩa thạch để đánh giá độc lực của vi khuẩn là hoàn toàn sai bởi phương pháp này chỉ phản ánh khả năng sử dụng đường sucrose. Không hề có mối tương quan nào giữa điều này và sự xuất hiện của độc tố hay khả năng gây bệnh. Tuy nhiên, đến nay, sai lầm này vẫn tồn tại. Nhiều người khẳng định rằng nếu có thể giữ cho trại giống và trại nuôi thương phẩm không nhiễm khuẩn lạc xanh TCBS, thì không còn lo ngại về tác động của khuẩn lạc vàng TCBS nữa. Họ cho rằng chúng vô hại. Nhưng vi khuẩn Vibrio độc lực mạnh nhất là chủng Vibrio alginolyticus có màu vàng TCBS – từng gây ra một đợt bùng phát dịch bệnh ở Belize. Đây là Vibrio lên men sucrose (màu vàng) trong môi trường TCBS và có độc lực cao.
Đĩa thạch TCBS của Vibrio cholerae (trái) và Vibrio parahaemolyticus (phải). Ảnh: Chainwit
Vibrio đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phân hủy chitin. Chitin là phân tử sinh học phong phú thứ 2 trong tự nhiên, chỉ sau cellulose và nó hình thành tế bào của động vật giáp xác, nấm và côn trùng. Trong hệ sinh thái dưới nước, ở đâu có chitin thì ở đó sẽ có vi khuẩn Vibrio. Vì chitin là thành phần cấu trúc chính của tất cả các loài giáp xác, nên vi khuẩn Vibrio xuất hiện tự nhiên. Loại bỏ Vibrio sẽ mở ra cánh cửa ngách cho các vi khuẩn gây bệnh tiềm ẩn khác, và không có gì đảm bảo những mầm bệnh tiềm ẩn này sẽ nguy hiểm hơn Vibrio mà chúng ta vừa tiêu diệt. Các nỗ lực giảm tải lượng Vibrio nên ở mức chung chung, tránh giảm tải quá mức và tạo ra khoảng trống cho các vi khuẩn khác xâm nhập, gây bệnh và chiếm ưu thế.
Dịch bệnh là kết quả của mối tương quan giữa vật chủ, môi trường và mầm bệnh tiềm ẩn. Vật được nuôi bằng phương pháp giảm thiểu stress sẽ có cơ hội phát triển tốt nhất. Những con vật khỏe mạnh có khả năng nhận ra di truyền ẩn cao hơn những con bị stress. Trừ khi sự xuất hiện của Vibrio là những mầm bệnh bắt buộc và hiện diện ở mức ngưỡng – mức cần thiết để bảo vật nuôi vẫn khỏe mạnh, các nỗ lực kiểm soát chúng theo cách tuyệt đối sẽ không bảo vệ động vật tránh được bệnh. Những mầm bệnh khác không phải Vibrio sẽ gây bệnh.
Stress có nhiều hình thức khác nhau. Khi tôm và các vật nuôi dưới nước khác bị thiếu ôxy (nguồn cung ôxy thấp) hoặc phải chịu nhiều yếu tố stress khác, chúng sẽ không thể phục hồi về trạng thái như ban đầu. Động vật phản ứng với stress theo nhiều cách, tùy theo tác nhân gây stress là gì và tồn tại trong bao lâu. Phản ứng tương tự cũng xảy ra khi vật nuôi tiếp xúc với những chất độc hại. Chúng có vẻ ổn, nhưng sự tiếp xúc này có thể tác động lâu dài đến các điều kiện bên trong cơ thể hay cân bằng nội sinh của vật nuôi. Nhiều người tin rằng để vật nuôi tiếp xúc với lượng độc tố dưới liều gây chết thì vẫn có thể chấp nhận được. Chính vì không có vật nuôi nào chết, nên họ không nhận ra được vấn đề nằm ở đâu. Nhưng vật nuôi bị suy yếu dễ nhiễm mầm bệnh cơ hội và mức ngưỡng của mầm bệnh bắt buộc thấp hơn. Các phương pháp nuôi thủy sản có trách nhiệm phải lưu ý những điều này. Mục tiêu sau cùng là tạo ra môi trường nuôi không có hoặc ít stress, chứ không phải là xử lý được stress ở mức độ nào.
PCR là công cụ mạnh nhưng người phát triển ra nó chưa từng có ý định sử dụng theo cách mà ngành tôm ngày nay đang thực hiện. Xét nghiệm PCR tiêu chuẩn không mang tính định lượng, bởi kết quả của nó trả lời cho những câu hỏi rõ ràng “có” hoặc “không”. Sự xuất hiện của một mầm bệnh giả định không có nghĩa là dịch bệnh đang hoặc sẽ xảy ra và ngược lại. Điều này chỉ có nghĩa mẫu xét nghiệm là âm tính.
PCR cũng có thể được định lượng – còn gọi là PCR thời gian thực. Nó có thể được sử dụng để theo dõi sự phát triển của một mầm bệnh (bắt buộc và cơ hội) trong một quần thể vật nuôi dễ bị tổn thương trước dịch bệnh. Mặc dù các kết quả PCR có thể khá hữu ích, nhưng chúng có thiếu sót nghiêm trọng: khi người ta sàng lọc vật nuôi dựa trên dữ liệu thống kê (tức là, lấy mẫu phụ của một nhóm vật nuôi nhỏ và xét nghiệm những động vật này để làm mẫu chuẩn), thì luôn có khả năng cho kết quả âm tính giả.
Chỉ có cách theo dõi sự phát triển của vật nuôi trong trang trại mới đảm bảo chắc chắn kết quả PCR có giá trị nhất quán. Ngoài ra, nếu không đảm bảo được cách thức xét nghiệm vật nuôi phù hợp với các dấu hiệu tiềm ẩn mầm bệnh, thì âm tính giả sẽ xảy ra. Ví dụ, virus gây bệnh đốm trắng WSSV không phát triển mạnh ở nhiệt độ nước ấm nhưng phát triển tốt ở nhiệt độ nước mát hơn. Nếu không kiểm tra vật nuôi trong môi trường nước mát, thì sẽ luôn nhận được kết quả âm tính giả. Ví dụ khác về chủng V. parahaemolyticus mang hai gen độc tố PIRs và PIRb gây bệnh AHPND trên tôm và không thể phát hiện được bằng PRC tiêu chuẩn nếu không khuếch đại. Độc tố xuất hiện cho thấy mô bị tổn thương, nhưng PCR lại cho kết quả âm tính. Các mẫu nghi ngờ có dịch bệnh phải được nuôi cấy trong môi trường phù hợp từ 12 – 24 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm PCR để tránh âm tính giả.
Chắc chắn Vibrio là nguyên nhân chính làm bùng phát dịch bệnh do vi khuẩn ở tôm nuôi, nhưng không thể bỏ qua các tác nhân gây stress. Nông dân tốn rất nhiều tiền của và thời gian để kiểm soát Vibrio trong khi phần đông trong số họ lại thường xuyên bỏ qua các tác nhân gây stress. Thực sự rất khó có thể nuôi tôm mà không bao giờ gặp thất bại, nhưng nếu không phân biệt được thông tin sai lệch trong quá trình nuôi thì thành công lại càng xa vời hơn.
Tiến sĩ Stephen G. Newman
CEO Aquaintech Inc, Mỹ