Những ngày gần đây, tại các tỉnh từ Thừa Thiên – Huế ra miền Bắc, do thời tiết diễn biến bất thường, khiến tôm nuôi bị chết nhiều.
Theo ghi nhận của các hộ dân, tôm chết chủ yếu do bệnh gan tụy và gan tụy cấp, cùng đó, phần lớn người nuôi đều thả tôm trước lịch mùa vụ, mặc dù đã được đầu tư quy trình nuôi tôm hiện đại nhưng do thời tiết bất lợi, môi trường ô nhiễm nên tôm chết nhiều, thiệt hại lớn. Thống kê cho thấy, tính từ thời điểm thả nuôi tháng 2 – 3 vừa qua, tôm chết tới 70% diện tích thả nuôi tại khu vực từ Thừa Thiên – Huế ra miền Bắc (như Quảng Nam, Quảng Trị…), diện tích còn lại tôm phát triển rất chậm.
Tôm chết chủ yếu do bệnh gan tụy và gan tụy cấp – Ảnh: PTC
Theo các nhà chuyên môn, tình hình dịch bệnh trên tôm năm nay diễn biến khó lường và rất khó dự đoán. Bởi, môi trường nuôi ô nhiễm, chất lượng con giống thấp, tỷ lệ chết cao hơn. Tôm bố mẹ nhập về được kiểm soát không nhiễm bệnh, tuy nhiên, khi sử dụng thức ăn tươi sống (giun biển) mang mầm bệnh, nên phần lớn các đàn tôm giống đều nhiễm bệnh. Khuyến cáo người nuôi nên chủ động phòng chống dịch bệnh, cải tạo môi trường nuôi, sử dụng hệ thống ao lắng hợp lý, nuôi tại khu riêng biệt để tránh ô nhiễm nguồn nước (chất thải trong nuôi tôm) tại các vùng lân cận.
Được biết, Tập đoàn Việt – Úc đã và đang áp dụng công nghệ để xử lý thức ăn đầu vào cho tôm bố mẹ đạt hiệu quả khả quan, nhằm tạo nguồn tôm giống sạch bệnh, đảm bảo vụ nuôi thành công cho người dân, ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc khu vực miền Bắc của Grobest cho biết.