Dưới đây là bài viết của Tổng Thư ký Hiệp hội Cá ngừ Indonesia (ASTUIN) Hendra Sugandhi đã được đăng tải trên tờ Thejakartapost nói về ngành công nghiệp cá ngừ của Indonesia.
Ngư dân dỡ cá ngừ từ một chiếc thuyền tại cảng Ulee Lheu ở Banda Aceh, Aceh
Các phương tiện truyền thông, cả trong và ngoài nước gần đây đã trích dẫn lời của Bộ trưởng Bộ Thủy sản và Hàng hải Indonesia Susi Pudjiastuti rằng, Indonesia là nhà cung cấp cá ngừ lớn nhất thế giới. Phát biểu này đã lan truyền trên các phương tiện truyền thông, tuy nhiên cần phải có thêm thông tin và số liệu để xác thực lại.
Theo Tổ chức Quản lý nghề cá khu vực (RFMO), trong đó Indonesia là thành viên, sản lượng cá ngừ toàn cầu năm 2016 đạt 4,86 triệu tấn, trong khi sản lượng cá ngừ của Indonesia được báo cáo cho RFMO gần 670.000 tấn, 75% trong số đó đến từ Thái Bình Dương; phần còn lại là từ Ấn Độ Dương, bao gồm cả cá ngừ vây xanh có giá trị cao.
Sản lượng khai thác cá ngừ toàn cầu giảm xuống chỉ còn 4,73 triệu tấn trong năm 2017, khi Indonesia báo cáo sản lượng cá ngừ đánh bắt giảm xuống gần 598.000 tấn. Theo dữ liệu của Ủy ban cá ngừ Ấn Độ Dương (IOTC), sản lượng cá ngừ Indonesia đánh bắt ở Ấn Độ Dương là 131.600 tấn, trong đó 375 tấn là cá ngừ vây xanh.
Tuy nhiên, theo báo cáo quốc gia Indonesia, sản lượng cá ngừ đánh bắt của Indonesia trong năm 2017 đã vượt quá 165.700 tấn, tương đương hơn 34.000 tấn so với dữ liệu của IOTC đưa ra. Việc đồng bộ hóa dữ liệu là bắt buộc vì tổng sản lượng khai thác sẽ quyết định mức phí biến đổi mà Indonesia phải trả cho IOTC. Có 163 tàu đăng ký có tổng trọng lượng 14.078 tấn (GT) đang hoạt động tại Indonesia.
Mặt khác, năm 2017 Indonesia đã báo cáo đánh bắt hơn 466.000 tấn cá ngừ ở Thái Bình Dương cho Ủy ban Thủy sản Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), với hơn 60% đến từ quốc gia ven biển.
Khả năng của các đội tàu đánh bắt cá ngừ của Indonesia đăng ký với RFMO giảm mạnh từ năm 2014 , nhưng trớ trêu thay, việc đánh bắt cá ngừ vẫn tương đối ổn định trong 4 năm qua.
Chính phủ tuyên bố rằng, việc ngăn chặn đánh bắt bất hợp pháp đã giúp tăng nguồn tài nguyên thủy sản tiềm năng, sản lượng cá ngừ và cá ngừ vằn xuất khẩu giảm tương đối kể từ năm 2015. Hơn nữa, cá ngừ và cá ngừ vằn không nằm trong danh sách nguồn thủy sản tiềm năng quy định tại Nghị định Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Thủy sản số 47/2016 và Nghị định Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Thủy sản số 50/2017. Cho là lời giải thích rằng, cá ngừ và cá ngừ vằn được coi là loài di cư cao. Tuy nhiên, các loài di cư cao khác như cá marlin và cá kiếm được đưa vào danh sách.
Để quản lý tài nguyên cá ngừ và cá ngừ vằn tối ưu, tất cả các bên liên quan nên có trách nhiệm. Nguồn tài nguyên thủy sản tiềm năng của Indonesia 12,54 triệu tấn là điều đáng tự hào, nhưng trớ trêu thay, chúng lại bị sử dụng quá mức. Chỉ 3,6% tiềm năng đã được khai thác bằng cách sử dụng các tàu đánh bắt có trọng lượng từ 30 GT trở lên. Việc sử dụng dưới mức tối ưu này chắc chắn không phù hợp với luật thủy sản và hoàn toàn mâu thuẫn với chiến dịch hàng hải toàn cầu của Indonesia.
Nhắc đến báo cáo của IOTC và WCPFC, Indonesia là quốc gia đứng đầu về đánh bắt cá ngừ toàn cầu từ năm 2011 – 2017. Ở Thái Bình Dương, Indonesia đứng đầu danh sách, trước Papua New Guinea, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Ở Ấn Độ Dương, Indonesia lần đầu tiên rơi xuống vị trí thứ ba vào năm 2017, sau Tây Ban Nha ở vị trí cao nhất và Maldives ở vị trí thứ hai. Indonesia sẽ còn trượt dài hơn nữa trong bảng xếp hạng nếu những chính sách không đổi mới và tài nguyên biển chưa sử dụng đúng mức.
Dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc, Trung tâm Thương mại Quốc tế cho thấy, năm 2018, Thái Lan là nước xuất khẩu cá ngừ số 1 toàn cầu với 535.612 tấn, trị giá khoảng 2,32 tỷ USD; tiếp theo là Tây Ban Nha, Đài Loan, Ecuador, Trung Quốc, Hàn Quốc, Papua New Guinea và Seychelles. Indonesia chỉ đứng thứ 9 với 167.695 tấn, trị giá 710,11 triệu USD, giảm so với vị trí thứ 6 năm 2017.
Giá trị xuất khẩu là một chỉ số quan trọng, nhưng trong ngành thủy sản, khối lượng xuất khẩu cũng không kém phần quan trọng, bởi vì nó cho biết liệu năng lực sản xuất có được sử dụng tối ưu hay không.
Hóa ra, xuất khẩu cá ngừ của Indonesia chỉ chiếm 30% sản lượng trung bình, con số được coi là thấp. Cho dù dữ liệu không chính xác hay chất lượng cá ngừ của Indonesia không phù hợp để xuất khẩu thì vẫn là việc của các nhà hoạch định chính sách. Trớ trêu thay, mặc dù tổng sản lượng đánh bắt cá ngừ của Indonesia rất cao, song giá trị nhập khẩu cá ngừ năm 2018 cũng tăng so với các năm trước.
Indonesia chắc chắn không phải là nhà xuất khẩu cá ngừ lớn nhất thế giới, nhưng ít nhất có thể nằm trong số 3 nước hàng đầu trong 5 năm tới nếu những thay đổi chính sách được đưa ra để hỗ trợ việc sử dụng tài nguyên cá ngừ bền vững. Sự tăng tốc của ngành công nghiệp cá ngừ quốc gia sẽ khó đạt được nếu chỉ dựa vào các tàu cá nhỏ hoạt động chủ yếu ở vùng ven biển.
Cuộc bầu cử tổng thống gần đây là thời điểm thuận lợi để hiện thực hóa mục tiêu. Chính phủ nhiệm kỳ tới nên bắt đầu hoạch định chiến lược và huy động toàn bộ lực lượng của đội tàu đánh cá trên toàn quốc đến vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia và vùng biển để tăng sản lượng đánh bắt cá ngừ. Trong nhiều năm, Indonesia đã từ bỏ nguồn cá ngừ của mình sang các nước khác.
Hy vọng Chính phủ tiếp theo sẽ vượt ra ngoài việc đánh chìm các tàu rỗng, mà tập trung vào xuất khẩu và đẩy nhanh sự phát triển của ngành đánh bắt cá quốc gia. Chính phủ nên hợp tác với các học giả và người tham gia trong ngành để tạo ra các chính sách giúp xây dựng một ngành công nghiệp đánh bắt cá bền vững không chỉ về tài nguyên, mà cả về mặt kinh tế và xã hội. Nghề cá sẽ nên nổi lên như một ngành hàng đầu.