Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa công bố số liệu cho thấy, có tổng cộng 56 lô hàng thủy sản bị từ chối nhập khẩu trong tháng 4/2020; trong đó có 3 lô hàng liên quan đến tôm vì lý do liên quan đến kháng sinh bị cấm, chiếm tỷ lệ 5,4%.
Theo đó, FDA đã báo cáo tổng cộng từ chối thông quan 14 lô hàng tôm do liên quan đến kháng sinh cấm trong 4 tháng đầu năm 2020. Riêng trong tháng 4, 3 lô hàng tôm bị từ chối thông quan đến từ 3 công ty thuộc 2 nước, cụ thể gồm:
– Ram’s Assorted Cold Storage Limited (Ấn Độ), một công ty hiện nằm trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16 – 129 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế đối với các sản phẩm thủy sản do Nitrofurans”) tính tới ngày 10/10/2019 có 1 lô hàng tôm nhập khẩu bị từ chối thông quan do Nitrofurans và dư lượng thuốc thú y, báo cáo từ văn phòng nhập khẩu biên giới phía Bắc vào ngày 2/4/2020;
– Neeli Aqua Private Limited (Ấn Độ), một công ty hiện nằm trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16 – 129 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế đối với các sản phẩm thủy sản do Nitrofurans”) tính tới ngày 24/4/2020, có 1 lô hàng tôm bị từ chối do Nitrofurans và dư lượng thuốc thú y, báo cáo từ văn phòng nhập khẩu biên giới bờ Tây vào ngày 7/4/2020;
– Lee Fung Marine Products Trading (Hồng Kông), một công ty hiện không nằm trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16 – 124 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế đối với các sản phẩm thủy sản do thuốc thú y chưa được phê duyệt”), Cảnh báo Nhập khẩu 16 – 127 (Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế đối với các thủy sản giáp xác do Chloramphenicol”), hoặc Cảnh báo Nhập khẩu 16 – 129 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế đối với các sản phẩm thủy sản do Nitrofurans”) có 1 lô hàng tôm bị từ chối thông quan do dư lượng thuốc thú y và phụ gia không an toàn, báo cáo từ văn phòng nhập khẩu biên giới bờ Tây vào ngày 24/4/2020.
Ngoài ra, FDA báo cáo từ chối 5 lô hàng tôm khác sau khi phát hiện có salmonella; trong đó có 3 lô hàng tôm đến từ Ấn Độ, 1 lô hàng đến từ Philippines và 1 lô hàng đến từ Bangladesh.